Đã ngừng hưởng trợ cấp thất nghiệp có được tiếp tục hưởng?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn về chế độ bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng ngừng đóng bảo hiểm xã hội cũng như quy định về tiền trợ cấp thất nghiệp:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung phân tích:

Năm ngoái em có làm cho công ty A và đóng BH được 1 năm 3 tháng thì em xin nghỉ, em nộp đơn xin hưởng TCTN được thông báo là nhận 60% lương 3 tháng chia 3 lần, và sau khi nhận được lần đầu tiên thì e đã có việc làm mới và xin hủy hưởng TCTN (2 lần sau em vẫn chưa nhận), em làm cho công ty mới được đóng BH thêm 10 tháng và xin nghỉ, từ lúc nghỉ đến giờ đã 20 ngày và em vẫn chưa xin được việc, vậy cho em hỏi bây giờ em có thể lên đăng ký nhận TCTN tiếp theo được không?, và nếu được nhận thì nhận được bao nhiêu tháng nữa vậy ạ?, 2 lần còn lại của em đã bị mất rồi đúng không ạ? Và cho em hỏi thêm là từ khi đi làm đóng BH đến khi nghỉ hưu thì số lần hưởng TCTN không quá bao nhiêu lần ạ?. Em Cảm ơn

Khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

“d) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trong các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP. 

Tổ chức bảo hiểm xã hội căn cứ quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. “
Cụ thể, có thể xét ví dụ sau theo hướng dẫn tại Khoản này của cơ quan bảo hiểm xã hội:

“Ví dụ 13: Ông Đỗ Văn X có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 13 tháng, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông X tính từ ngày 03/3/2015 đến ngày 02/6/2015. Tuy nhiên, ngày 25/3/2015 ông X có việc làm, như vậy ông X đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên (từ 03/3/2015 đến ngày 02/4/2015) tương ứng với 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông X được bảo lưu là 01 tháng.”

Theo đó, giai đoạn 1 của bạn được bảo lưu 3 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cộng với 10 tháng tham gia ở giai đoạn 2 thì tổng thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của bạn là 13 tháng, nếu bạn chấm dứt hợp đồng đúng quy định pháp luật thì theo Điều 49 Luật Việc làm 2013, bạn có thể nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp đến trung tâm dịch vụ việc làm. Theo đó, bạn vẫn được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, mức hưởng một tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Hiện nay theo quy định của pháp luật không có ghi nhận về số lần tối đa làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, chỉ cần bạn đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật thì có thể làm hồ sơ xin hưởng khoản trợ cấp này.

Thưa luật sư: tôi sinh năm 1964, tôi công tác trong ngành giáo dục, thời gian đóng BHXH được 30 năm, tôi có dự kiến về hưu trước tuổi năm 2017 (theo nghị định 108). vậy tôi xin hỏi cách tính chế độ về hưu trước tuổi theo như tuổi đời và số năm công tác của tôi thì tính như thế nào? và tôi có phải trừ % hay không?

Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về chính sách về hưu trước tuổi như sau:

“Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi

1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

3. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.”

Theo thông tin bạn cung cấp, năm nay bạn 53 tuổi, tuy nhiên bạn lại không đề cập là nam hay nữ cũng như việc công tác trong ngành giáo dục với vị trí nào, có phải là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không nên chúng tôi không thể đưa ra cách tính cụ thể được, bạn có thể tham khảo quy định trên để biết được trường hợp của bạn có bị trừ khi nghỉ hưu trước tuổi không.

Sau khi nghiên cứu thông tư 01 và nghị định 108 của chính phủ trường hợp của tôi là giáo viên công tác 30 năm ,đóng bảo hiểm 26 năm đã rơi vào điều 6 là một năm không hoàn thành nhiệm vụ, một năm hoàn thành nhiệm vụ .Điều 8 tuổi 53 nhưng tôi nộp đơn nghỉ hưu trước tuổi nhưng ngành không giải quyết ,tôi xin luật sư tư vấn rõ dùm tôi tại lí do nào mà tôi không được nhận đơn ,điều kiện nào tôi còn thiếu .Tôi xin chân thành cảm ơn!

Khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp tinh giản biên chế như sau:

“Điều 6. Các trường hợp tinh giản biên chế

1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;

b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn;

d) Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác.

đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

e) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

g) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành.”

Theo đó, ngoài điều kiện mà bạn nêu còn phải đáp ứng thêm điều kiện đơn vị không thể bố trí việc làm khác phù hợp thì mới thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật.

Thưa giáo sư, cho cháu hỏi là bây giờ cháu đang học đại học, nhà trường có đăng kí BHYT ở Bệnh viện Phòng không không quân, nhưng cháu đang phải điều trị ở bệnh viện nội tiết trung ương, đi thì chỉ được chuyển theo yêu cầu, nên khi khám không được hưởng HBYT, vậy thì cháu phải làm sao ạ?

Luật Bảo hiểm y tế quy định tại Khoản 3 Điều 22 như sau:

“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”

Theo đó, trường hợp bạn đi khám không đúng tuyến thì vẫn được hưởng bảo hiểm, tuy nhiên mức hưởng ở bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú, nếu điều trị ngoại trú thì sẽ không được hưởng khoản này.

Dear luật sư Khuê, Luật sư cho em hỏi: gia đình em có 3 thành viên. Bố em có bảo hiểm thương binh. Em tham gia đóng bảo hiểm ở công ty. Nếu mẹ em mua bảo hiểm thì có được miễn giảm không? Luật sư tư vấn giúp em. Em cảm ơn.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu như mẹ bạn mua bảo hiểm xã hội dưới hình thức hộ gia đình thì mẹ bạn sẽ được tính là người đầu tiên và không được giảm tiền mua bảo hiểm, trừ khi gia đình bạn thuộc đối tượng tại Điều 3 Nghị định 105/2014/NĐ-CP:

“Điều 3. Mức kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng

1. Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế được quy định như sau:

a) Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo, thời gian hỗ trợ 05 năm sau khi thoát nghèo. Trường hợp người thuộc hộ cận nghèo đã thoát nghèo trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 nhưng thời gian thoát nghèo tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 chưa đủ 05 năm thì thời gian còn lại được hỗ trợ thấp nhất là 01 năm;

b) Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;

c) Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo còn lại.

2. Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng học sinh, sinh viên theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.

3. Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo Quyết định số 32/2014/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định này.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, kể cả 20% số kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh chưa sử dụng hết trong năm theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế (nếu có) xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cao hơn cho đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

Xin chào Luật sư, em có một câu hỏi như thế này ạ. Luật sư có thể cho em biết quyền lợi của việc tham gia BHYT tự nguyện so với BHYT bắt buộc không ạ. Hai cái đó có giống nhau không ạ. Nếu khác thì khác điểm gì ạ. Em xin chân thành cảm ơn.

Theo quy định pháp luật hiện hành, việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện với bảo hiểm y tế bắt buộc chỉ khác nhau về phương thức đóng và mức đóng còn mức hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế là như nhau.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội – .

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *