Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 144 Bộ luật hình sự

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Pháp luật hình sự quy định về tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi như thế nào?
Trường hợp làm cho bé gái 15 tuổi có thai thì sẽ bị xử lý như thế nào? tố cáo hành vi này với cơ quan nào?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– ;

2. Luật sư tư vấn:

Theo Điều 144 quy định về Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi như sau:

1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

– Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trong trường hợp này được hiểu là hành vi của một người dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người đó.

– Nạn nhân là người đang ở trong tình trạng lệ thuộc vào người phạm tội hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách.

– Tội phạm gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường về tâm sinh lý, về thể chất, danh dự, phẩm giá của nạn nhân, đồng thời xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của trẻ em từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

– Hành vi cưỡng dâm thể hiện ở việc dùng mọi thủ đoạn khiến người đang lệ thuộc vào người phạm tội, người đang trong tình trạng quẫn bách hoặc không có điều kiện kháng cự phải miễn cưỡng giao cấu.

Sự lệ thuộc có thể về vật chất giữa người nuôi dưỡng với người được nuôi dưỡng; về xã hội như giữa giáo viên với học sinh; giữa người quản lý, phụ trách với thiếu niên ,….

Miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác là trường hợp nạn nhân mặc dù trong lòng không muốn cho giao cấu nhưng bên ngoài buộc phải đồng ý.

– Nạn nhân phải là người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Việc xác định tuổi phải căn cứ vào giấy khai sinh gốc của nạn nhân.

2. Khoản 2 Điều 144 quy định:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tính chất loạn luân;

b) Làm nạn nhân có thai;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, trong trường hợp cưỡng dâm làm cho bé gái 15 tuổi có thai thì người phạm tội bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Bên cạnh đó theo Khoản 3 Điều 144 : Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Nhiều người cưỡng dâm một người;
b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi:

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan, người có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; gửi văn bản kết quả giải quyết cho người tố cáo và có biện pháp khắc phục.

Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

– Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra,

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

c) Viện kiểm sát các cấp;

d) Các cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm như: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

– Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

– Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

– Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *