Công ty TNHH muốn trở thành công ty cổ phần thì có thể đăng ký chuyển đổi được không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: công ty TNHH đã hoạt động 7 năm, nay có vốn đầu tư nước ngoài. Vậy muốn trở thành công ty cổ phần cần thủ tục, giấy tờ gì. Cách tính số % cổ phần trong công ty như thế nào? Cách phân chia lợi nhuận hàng tháng ra sao? Khi không muốn hợp tác nữa thì cần phải làm thế nào? Góp vốn bắt buộc phải gửi vào ngân hàng hay có thể trao tay không? Cảm ơn! Người gửi : Nguyễn Thị Hoa

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

2. Luật sư trả lời:

2.1. Hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Công ty bạn hiện đang là công ty TNHH đã hoạt động được 7 năm rồi, hiện nay muốn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty cổ phần, thì cần hồ sơ đăng ký cho trường hợp này như sau: 

Tại khoản 4 điều 25 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH ( bao gồm cả TNHH 1 thành viên và TNHH 2 thành viên trở lên) thành công ty cổ phần:

“Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp ( theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành và được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc)

b) Điều lệ công ty chuyển đổi theo quy định tại điều 25 Luật doanh nghiệp;

c) Quyết định của chủ sở hữu công ty ( nếu là công ty TNHH 1 thành viên) hoặc Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên ( đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;

d) Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài và bản sao hợp lệ các giấy tờ theo quy định tại khoản 4 điều 22 và khoản 4 điều 23 của Luật Doanh nghiệp ( bản sao , Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân; Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức; Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài;)

đ) Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.

– Sau khi đã chuyển đổi thành công ty cổ phần, nếu vốn điều lệ tăng hoặc giảm thì bạn phải thực hiện thủ tục như sau:

Hồ sơ bao gồm:

+ Thông báo tăng vốn: Tên, địa chỉ, trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; vốn điều lệ; số vốn dự định tăng; thời điểm, lý do và hình thức tăng vốn; họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc tăng vốn;

+ Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc tăng vốn

2.2. Về cách tính số % cổ phần trong công ty 

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần.

Vậy thì số cổ phần bạn nắm giữ sẽ được tính khi chuyển đổi sẽ bằng số vốn bạn đã góp chia cho giá trị một cổ phần.

Phần trăm cổ phần trong công ty sẽ bằng số cổ phần bạn nắm giữ chia cho tổng số cổ phần của công ty sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

– Tuy nhiên, trong công ty cổ phần thì có nhiều loại cổ phần bao gồm: 

Cổ phần phổ thông

Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phần ưu đãi cổ tức

cổ phần ưu đãi hoàn lại

Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định

Do đó, Phần trăm cổ phần các loại bạn giữ sẽ căn cứ vào điều lệ công ty và lợi nhuận được trả sẽ căn cứ vào phần trăm mỗi loại cổ phần.

2.3. Về cách trả cổ tức

Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần dùng để trả cho các cổ đông theo tỷ lệ cổ phần sở hữu.

Theo quy định tại điều 132 của luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau: 

“1. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.

2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

b) Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

c) Ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

3. Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và có thể được chi trả bằng séc, chuyển khoản hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ liên lạc của cổ đông.

4. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. 

5. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.

6. Trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần theo quy định tại các Điều 122, 123 và 124 của Luật này. Công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.”

Như vậy, Cổ tức sẽ được trả từ vào lợi nhuận sau thuế của công ty, theo đó công ty sẽ  giữ lại 1 phần để tái đầu tư căn cứ vào các quyết định về hoạt động đầu tư kinh doanh của công ty và  về tỷ lệ quy định tại điều lệ công ty. Do đó, cổ tức được trả sẽ là phần còn lại sau khi đã trừ đi phần lợi nhuận giữ lại và được chia như theo quy định tại luật doanh nghiệp.

2.4. Về hình thức góp vốn vào doanh nghiệp

Bạn chỉ nói rằng công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhưng không nói là vốn đầu tư là từ doanh nghiệp nước ngoài hay từ cá nhân nước ngoài, do đó ta có 2 trường hợp:

– Trường hợp 1: nếu là doanh nghiệp góp vốn vào công ty bạn thì tại thông tư 09/2015/TT-BTC về  hướng dẫn gia dịch tài chính của doanh nghiệp quy định: 

Điều 3. Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác:

1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.

2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:

a) Thanh toán bằng Séc;

b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành”

Như vậy, thấy rằng: 

Công ty góp vốn vào công ty khác thì phải chuyển khoản

Công ty cho công ty khác vay mượn tiền lẫn nhau phải bằng chứng từ ngân hàng

Ví dụ 01: Công Ty Cổ phần  A muốn phát hành cổ phiếu để huy động vốn đầu tư cho dự án ABC

Vậy công ty TNHH 1TV B, TNHH C, Cổ Phần Đ muốn mua cổ phiếu này nhằm mực đích kiếm lời từ hoạt động đầu tư thì = > các công ty này phải thực hiện giao dịch bằng ngân hàng theo các hình thức:

a) Thanh toán bằng Séc;

b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

– Trường hợp 2: Nếu nhà đầu tư nước ngoài là cá  nhân góp vốn vào công ty bạn

Cá nhân góp vốn vào công ty bằng tiền mặt hay chứng từ ngân hàng đều được

Cá nhân cho công ty vay thì bằng tiền mặt hay chứng từ ngân hàng đều được

Công ty Cổ phần, TNHH, TNHH 1 TV, DNTN…thì cá nhân các thành viên công ty góp vốn vào công ty bằng tiền mặt hay bằng chứng từ ngân hàng đều được.

– Các chứng từ liên quan đến việc góp vốn: phiếu thu tiền nếu góp tiền mặt , chứng từ góp vốn bằng tiền gửi, các biên bản góp vốn bằng tài sản (nếu có) đều được chấp nhận

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *