Công ty chốt thiếu thời gian đóng BHXH thì phải làm gì?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư! Cho em hỏi: Em đóng bảo hiểm ở công ty trước từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 8 năm 2017 là em hết hợp đồng rồi em nghỉ làm ở đó.Nhưng hôm em lấy sổ bảo hiểm em không xem kỹ ở trong đó đến khi em mang đi gộp sổ bảo hiểm này với một sổ bảo hiểm cũ của em thì phát hiện em bị mất 1 năm không đóng bảo hiểm từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015 vậy giờ em phải làm cách nào ạ ? Cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn pháp luật đến Công ty Xin giấy phép. Sau khi được các Luật sư nghiên cứu, Chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

(hết hiệu lực 01/01/2016);

( có hiệu lực 01/01/2016);

;

.

2. Nội dung tư vấn

Công ty của bạn không đóng bảo hiểm cho bạn từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015, nên Luật điều chỉnh sẽ là Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.

2.1. Đối tượng áp dụng

+ Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam bao gồm: người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời  hạn từ đủ ba tháng trở lên;

+ Người sử dụng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, thì bạn làm việc ở công ty từ năm 2013 đến năm 2017 thuộc trường hợp hợp đồng không xác định thời hạn, và thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm bắt buộc. Do vậy, trong thời gian từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015 công ty của bạn không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn là vi phạm quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, Điều 14 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó bao gồm hành vi: Không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2.2. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội

Trường hợp người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải  đóng số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện quy định tại khaorn này thì yêu cầu của người có thẩm quyên xử lý vi phạm hành chính, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này (Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN).

2.3. Phạt hành chính

Điểm d Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về mức phạt đối với hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội là: Phạt tiền đến 75.000.000 đồng

Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm đóng bảo hiểm xã hội:

Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp,

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội:

– Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc;

– Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *