Công thức nấu ăn có thể được bảo hộ sở hữu trí tuệ không ?

Quyền sở hưu trí tuệ được bảo hộ rộng, đa dạng các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. xin giấy phép tư vấn và phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật Việt Nam:

Mục lục bài viết

1. Công thức nấu ăn có thể được bảo hộ sở hữu trí tuệ không?

Thưa luật sư, Tôi là một người thích nấu ăn và tôi thường tạo ra các công thức nấu ăn của riêng mình. Không biết rằng tôi có thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các công thức nấu ăn của mình hay không?

Cảm ơn!

Người gửi: Hoàng Kim Nhung (Hà Nội)

Luật sư tư vấn:

Xin chào chị! Cám ơn chị đã gửi câu hỏi của mình tới Xin giấy phép . Về câu hỏi của chị, công ty Xin giấy phép xin tư vấn và hướng dẫn chị như sau:

Điều 3 () quy định về đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ như sau:

“1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.”

Trong trường hợp của chị, công thức nấu ăn có thể được bảo hộ dưới dạng tác phẩm hoặc bí mật kinh doanh. Quyền tác giả đối với tác phẩm và quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh đều được thiết lập mà không cần phải đăng ký (nếu phù hợp với các điều kiện pháp luật quy định). Mặc dù vậy, chị vẫn có thể tiến hành đăng ký để có cơ sở pháp lý vững chắc hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.

Tuy nhiên, chị cần lưu ý việc bảo hộ công thức nấu ăn dưới dạng tác phẩm sẽ không có nhiều ý nghĩa, bởi quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện chứ không áp dụng đối với nội dung, ý tưởng của tác phẩm. Việc bảo hộ công thức nấu ăn dưới dạng bí mật kinh doanh sẽ hữu ích hơn. Trên thực tế đã có nhiều công thức chế biến đồ uống, thực phẩm được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh, điển hình như công thức bí mật cho các đồ uống của CocaCola.

Theo quy định của pháp luật, “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.” (Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định rõ hơn về các điều kiện để bí mật kinh doanh được bảo hộ:

“Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”

Như vậy, chỉ khi nào công thức nấu ăn của chị đáp ứng được các tiêu chí nêu trên thì mới được pháp luật công nhận bảo hộ.

Khoản 4 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định rõ về cơ sở xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh:

“Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở đầu tư tài chính, trí tuệ hay bất kỳ cách thức hợp pháp nào để tìm ra, tạo ra hoặc đạt được thông tin và bảo mật thông tin tạo thành bí mật kinh doanh đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.”

Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ phạm vi quyền được bảo hộ đối với bí mật kinh doanh: “Phạm vi quyền đối với bí mật kinh doanh được xác định theo phạm vi bảo hộ bí mật kinh doanh, gồm tập hợp các thông tin tạo thành bí mật kinh doanh, được sắp xếp theo một trật tự chính xác và đầy đủ đến mức có thể khai thác được.”(Khoản 3 Điều 16 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp)

Bên cạnh đó, chị cũng cần lưu ý đến một số quy định sau:

– Khoản 3 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:

“Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:

a) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;

b) Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Luật này;

c) Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này không nhằm mục đích thương mại;

d) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;

đ) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.”

– Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:

“1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;

e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.

2. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.”

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Điều kiện để tác phẩm được bảo hộ

Trả lời:

Khoản 2, điều 4, Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định:

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”

Khoản 1, điều 6, Luật này quy định:

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Tác phẩm trên là thành quả lao động sáng tạo của bạn mà không phải sao chép từ người khác. Căn cứ theo khoản 10, điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, Sao chép được hiểu là: “việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm , ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.

Như vậy, đối với mọi tác phẩm được tạo ra từ quá trình lao động trí tuệ, bất kể chất lượng về nội dung và nghệ thuật có như thế nào nếu không phải là bản sao từ một tác phẩm khác, không thể hiện nội dung đi ngược lại lợi ích dân tộc, bôi nhọ người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác… đều được pháp luật bảo hộ.

Bài thơ của bạn được sáng tạo dựa trên ý tưởng lấy từ nội dung cốt truyện của một truyện ngắn chứ không phải là bản sao chép truyện đó. Vì vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, tác phẩm của bạn đủ điều kiện để được bảo hộ.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Loại hình tác phẩm nào được pháp luật bảo hộ ?

Xin hỏi Luật sư, có phải mọi tác phẩm được làm ra mà không phải là bản sao chép đều được bảo hộ quyền tác giả không?

Người gửi: Phạm Văn Thành (Mỹ Tho)

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Xin giấy phép . Về câu hỏi của bạn, công ty Xin giấy phép xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

Không phải mọi tác phẩm tạo ra mà không phải bảo sao chép đều được bảo hộ. Những tác phẩm có nội dung đi ngược với lợi ích quốc gia, dân tộc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, trái với đạo đức, vi phạm pháp luật… đều không được bảo hộ quyền tác giả .

Bên cạnh đó, căn cứ điều 15, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, các đối tượng sau không là tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:

1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính , văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.”

Căn cứ quy định tại khoản 1, điều 14, Luật này, pháp luật chỉ công nhận đối với tác phẩm thuộc một trong các loại hình sau:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng , bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Cấp lại văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp ?

Cấp lại văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp. Trong trường hợp sau đây, chủ sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cấp lại văn bằng bảo hộ/ cấp phó bản văn bằng:

– Cấp lại văn bằng bảo hộ/cấp phó bản văn bằng bảo hộ bị mất;

Cấp lại văn bằng bảo hộ/ cấp phó bản văn bằng bảo hộ bị hỏng, rách, bẩn, phai mờ đến mức không sử dụng được.

1. Trình tự thực hiện:

– Tiếp nhận đơn: Người nộp đơn có thể nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp hoặc tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ.

– Xử lý đơn:

+ Trong trường hợp yêu cầu cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ đáp ứng các quy định,

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào mục

đăng bạ của văn bằng bảo hộ tương ứng trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp;

+ Trong trường hợp yêu cầu cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ không đáp ứng được

các quy định, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ (có nêu rõ lý do).

2. Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

+ Bản gốc văn bằng bảo hộ bị hỏng;

+ 01 mẫu nhãn hiệu, 01 bộ ảnh chụp bản vẽ kiểu dáng công nghiệp trùng với mẫu nhãn

hiệu, bộ ảnh chụp bản vẽ kiểu dáng công nghiệp trong văn bẳng bảo hộ gốc;

+ Giấy uỷ quyền cho đại diện sở hữu công nghiệp (nếu có);

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

c. Thời hạn giải quyết: 02 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

d. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp lại/cấp phó bản văn bằng bảo hộ.

h. Lệ phí và phí đại diện: Lệ phí và sở hữu công nghiệp cho việc cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp: 3.500.000 đồng.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp (theo mẫu).

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

– ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại cấp văn bằng bảo hộ

Xin giấy phép hướng dẫn thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ:

Người có quyền khiếu nại

– Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ;

– Bất người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định.

Thủ tục khiếu nại

– Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần được bảo hộ nêu trong đơn; nội dung, lý lẽ, dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc kết luận liên quan;

– Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn quy định.

– Đơn khiếu nại nộp sau thời hạn nêu trên không được xem xét.

– Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Người khiếu nại.

– Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ, Người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại. Nếu không đồng ý với giải quyết của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, người khiếu nại coa quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua, gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí Tuệ – Công ty Xin giấy phép

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *