Công an phường kiểm tra giấy tờ xe khi không mặc quân phục ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn thẩm quyền của Công an phường và giải đáp việc Công an phường kiểm tra giấy tờ xe khi không mặc quân phục :

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

I. Cơ sở pháp lý

II. Nội dung phân tích

Điều 9. Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang ( Thông tư 01/2016/TT-BCA )

1. Các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;

b) Đấu tranh phòng, chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp.

2. Thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

3. Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện, lực lượng, phương thức liên lạc, thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát;

b) Tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong Tổ để hóa trang (mặc thường phục) thực hiện nhiệm vụ giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật;

Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một Tổ tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật;

c) Nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang để sách nhiễu, gây phiền hà, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Như vậy, với trường hợp công an mặc quân phục có thẩm quyền kiểm tra khi đang có kế hoạc tuần tra, kiểm tra kết hợp với hóa trang và đúng thẩm quyền theo quy định nêu trên.

Điều 4. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu ( Thông tư 45/2014/TT-BCA )

1. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu theo quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP là 01 tháng, 02 tháng, 04 tháng và 24 tháng. Cách tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu như sau:

a) Thời hạn được tính theo dương lịch;

b) Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc là thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc là ngày cuối cùng của tháng đó.

Ví dụ: A có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng, thì việc xác định thời hạn được tính như sau:

– Trường hợp thời điểm bắt đầu áp dụng tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không phải là ngày cuối cùng của tháng, thì thời hạn kết thúc là ngày tương ứng của tháng kế tiếp, ví dụ ngày 15 tháng 3 (là thời điểm bắt đầu tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng) thì thời hạn kết thúc là ngày 15 tháng 4.

– Trường hợp tháng kế tiếp không có ngày cuối cùng tương ứng thì thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng, ví dụ ngày 31 tháng 3 (là thời điểm bắt đầu tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng) thì thời hạn kết thúc là ngày 30 tháng 4.

2. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu theo quy định tại Khoản 1 Điều này là ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.

3. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, giấy phép lái tàu theo quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép lái xe, giấy phép lái tàu đó ít hơn thời hạn bị tước hoặc giấy phép lái xe, giấy phép lái tàu đã hết hạn sử dụng, thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, giấy phép lái tàu.

4. Trường hợp người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm không xuất trình được giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu mà xuất trình biên bản vi phạm hành chính (đã được người có thẩm quyền lập trước đó) nhưng đã quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm (được ghi trong biên bản vi phạm hành chính) hoặc xuất trình quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đã được người có thẩm quyền ký ban hành trước đó) và trong quyết định này có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu có thời hạn (đối với loại phương tiện hiện đang được điều khiển để thực hiện hành vi vi phạm mới) nhưng chưa hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu thì:

a) Lập biên bản vi phạm hành chính, trong đó phải ghi tóm tắt nội dung sự việc nêu trên vào mục “Nội dung vi phạm hành chính”, trường hợp không đủ diện tích trống để ghi thì ghi vào mặt sau của biên bản vi phạm hành chính;

b) Ra quyết định xử phạt người điều khiển phương tiện về hành vi vi phạm mới bị phát hiện và hành vi vi phạm không có giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu.

5. Trường hợp người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm không xuất trình được giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu mà xuất trình quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đã được người có thẩm quyền ký ban hành trước đó) và trong quyết định này có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu có thời hạn (đối với loại phương tiện hiện đang được điều khiển để thực hiện hành vi vi phạm mới) nhưng đã hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu thì:

a) Lập biên bản vi phạm hành chính, trong đó phải ghi tóm tắt nội dung sự việc nêu trên vào mục “Nội dung vi phạm hành chính”, trường hợp không đủ diện tích trống để ghi thì ghi vào mặt sau của biên bản vi phạm hành chính;

b) Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP đối với người điều khiển phương tiện về hành vi vi phạm mới bị phát hiện.

6. Trường hợp người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm không xuất trình được giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu mà xuất trình biên bản vi phạm hành chính (đã được người có thẩm quyền lập trước đó) và chưa quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm (được ghi trong biên bản vi phạm hành chính) thì lập biên bản vi phạm hành chính, trong đó phải ghi tóm tắt nội dung sự việc này vào mục “Nội dung vi phạm hành chính”, trường hợp không đủ diện tích trống để ghi thì ghi vào mặt sau của biên bản vi phạm hành chính. Việc ra quyết định xử phạt giải quyết như sau:

a) Nếu các hành vi vi phạm trước đó mà tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP có quy định bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm mới bị phát hiện, ra quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với người điều khiển phương tiện, không áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu;

b) Nếu các hành vi vi phạm trước đó mà tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP không quy định bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP đối với người điều khiển phương tiện về hành vi vi phạm mới bị phát hiện.

Như vậy, đối với trường hợp tước giấy phép lái xe, dựa trên thời gian tước, không tước quyền lái xe và người lái không phải thi lại. 

– Với trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu giấy tờ xe, trừ khi bạn có chứng minh chứng cứ liên quan đến giao dịch giữa hai người để yêu cầu khởi kiện, nếu không có chứng minh chứng cứ thì việc đòi lại giấy tớ

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ – CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *