Công an phường có quyền xử phạt và giữ xe không ? Thời hạn giữ xe

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hiện nay, việc công an xã/phường tham gia hỗ trợ lực lượng cảnh sát giao thông trong việc giữ gìn trật tự khá phổ biến ở các thành phố lớn. Vậy, họ có quyền xử phạt và giữ xe không ?… và một số vấn đề pháp lý liên quan khác sẽ được luật sư tư vấn cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Công an phường có quyền xử phạt và giữ xe không?

Xin chào luật sư, Tôi có vấn đề mong luật sư tư vấn giúp. Vào khoảng 20h tối tôi có điều khiển xe máy lưu thông không đội nón bảo hiểm , bị công an phường dừng lại kiểm tra và mời tôi về phường do tôi nghĩ công an phườn không đủ thẩm quyền xử phạt nên không chấp hành. Một lúc sau 2 anh công an phường gọi công an giao thông xuống làm việc với tôi và đưa tôi về phường , a công an phường bắt tôi lập biên bản vi phạm của tôi và giữ xe tôi 7 ngày.

Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của tôi công an phường có quyền xử phạt và giữ xe tôi không? Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật giao thông trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật, ngoài cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ theo quy định tại còn một số lực lượng khác cũng có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Căn cứ quy định các lực lượng có thể được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết gồm: Công an xã, phường, thị trấn và các lực lượng cảnh sát khác (gồm: cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động (CSCĐ), cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát bảo vệ, và cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội).

Tuy nhiên, việc huy động phải thực hiện bằng Quyết định hoặc Kế hoạch huy động, trong đó nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của CSGT, cảnh sát khác và công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông.

Khi hết thời gian huy động ghi trong Quyết định hoặc Kế hoạch huy động mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng cảnh sát khác và công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.

Theo Điều 8 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP về Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng cảnh sát khác và công an xã với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ “Các lực lượng cảnh sát khác và công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết”.

Theo Khoản 3 Điều 7 thì “Trường hợp không có lực lượng cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng cảnh sát khác và công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Theo quy định này, khi độc lập làm nhiệm vụ (nghĩa là không phải là đi cùng lực lượng cảnh sát giao thông), công an phường chỉ được thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Và công an phường chỉ có quyền dừng các phương tiện vi phạm giao thông trong các trường hợp: điều khiển xe môtô, xe gắn máy , chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu, lưu thông đường cấm, ngược chiều; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông… hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.

Về thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, theo quy định tại Điều 68 thì Trưởng công an cấp xã (phường, thị trấn) cũng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Vi phạm luật giao thông khi nào bị giữ giấy tờ hoặc bị giữ xe máy, ô tô ?

Thưa luật sư, xin hỏi trong trường hợp nào thì cảnh sát giao thông có quyền giữ giấy tờ xe, giữ phương tiện (ô tô hoặc xe máy). Tôi có vi phạm khi tham gia giao thông nhưng không rõ lỗi nào bị giữ xe, lỗi nào bị giữ giấy tờ xe ?

Xin luật sư giải thích cụ thể! Cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi cho Chúng tôi, vấn đề bạn quan tâm xin được trao đổi cụ thể như sau:

Theo quy định Điều 78, quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người Điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

a) Điểm a Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 11 Điều 5;

b) Điểm b Khoản 5; Khoản 6; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6;

c) Điểm c Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;

d) Điểm d, Điểm đ Khoản 4 (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và Điều khiển phương tiện); Khoản 5 Điều 8;

đ) Khoản 5 Điều 11;

e) Khoản 4; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 16;

g) Khoản 3 Điều 17;

h) Điểm a, Điểm b, Điểm đ Khoản 1; Điểm c Khoản 2 Điều 19;

i) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21;

k) Điểm b Khoản 6 Điều 33.

Cụ thể về các lỗi bị giữ giấy phép lái xe:

Điểm a Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 11 điều 5 bao gồm các lỗi sau:

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở – > Mức Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở -> Mức Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h -> Mức Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

– Điểm b Khoản 5; Khoản 6; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6 bao gồm các lỗi sau:)

+ Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc -> mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

+ Người Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở -> Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ -> Mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng;

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở -> Mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng;

+ Buông cả hai tay khi đang Điều khiển xe; dùng chân Điều khiển xe; ngồi về một bên Điều khiển xe; nằm trên yên xe Điều khiển xe; thay người Điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để Điều khiển xe hoặc bịt mắt Điều khiển xe.-> Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

+ Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị -> Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

+ Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh -> Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

+ Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định -> Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

+ Người đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 9 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ -> Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng

+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. -> Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng

Điểm c Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7 của bao gồm các lỗi:

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở -> Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở ->Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở -> Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ.-> Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

+ Điều khiển xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h, máy kéo đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc -> Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi Điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi Điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ) hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ) đối với người Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy -> Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Điểm d, Điểm đ Khoản 4 (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và Điều khiển phương tiện); Khoản 5 Điều 8 bao gồm các lỗi sau:

+ Người Điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; -> Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

+ Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; -> Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

– Khoản Khoản 5 Điều 11 của bao gồm các lỗi sau:

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 9, Khoản 10 Điều 5; Điểm b Khoản 8, Khoản 10 Điều 6; Điểm b Khoản 7 Điều 7; Điểm b Khoản 6 Điều 33 Nghị định này .

Khoản 4; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 16 của bao gồm các lỗi sau:

+ Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc theo quy định; -> Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

+ Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); -> Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

+ Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); -> Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

+ Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp; -> Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

+ Sử dụng Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị tẩy xóa;-> Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

+ Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).-> Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

Khoản 3 Điều 17 của bao gồm các lỗi sau:

+ Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định; -> Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng

+ Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp -> Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng

+ Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp -> Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng

Điểm a, Điểm b, Điểm đ Khoản 1; Điểm c Khoản 2 Điều 19 của bao gồm các lỗi sau:

+ Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe; không gắn biển số đúng vị trí quy định; gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp; ->Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng

+ Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có hệ thống hãm nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; ->Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng

+ Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng. -> Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng;

– Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21 của bao gồm các lỗi sau:

Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc Điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô. -> Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi Điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên; -> Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

– Người Điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 (sáu) tháng. -> Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

– Điểm b Khoản 6 Điều 33 của bao gồm các lỗi sau:

+ Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.

Tóm lại, có rất nhiều lỗi căn cứ vào quy định kể trên có thể bị tạm giữ phương tiện hoặc giấy tờ xe trên phương tiện pháp lý có thể gồm 3 nhóm lỗi chính: 1.Sử dụng rươu/bia/ma túy vượt quá giới hạn cho phép; 2. Không đủ điều kiện điều khiển phương tiên (không bằng lái/quá tải/Chống đối người thi hành công vụ…) hoặc 3. Vi phạm luật giao thông ở mức nguy hiểm (chạy quá tốc độ/đua xe/đánh võng….). Trong trường hợp của bạn vô tình đi vào đường cấm/đường ngược chiều thì không thuộc trường hợp bắt buộc tạm giữ giấy tờ xe hoặc phương tiện theo luật định.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Bị CSGT giữ xe thì làm cách nào để nộp phạt và lấy lại xe không chính chủ ?

Kính chào luật sư! Cách đây 2 tuần em cho bạn mượn xe bị mất giấy đăng ký xe nhưng không báo mất và làm giấy cớ mất. Em bị CSGT tạm giữ xe vì không có giấy đăng ký xe cho em hỏi là làm cách nào để em nộp phạt và lấy xe ra? Xe em không chính chủ.

Em xin cảm ơn!

Người gửi: P.H

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến thư mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

-Trước hết, về vấn đề xe của bạn là xe không chính chủ nên bạn cần phải xin cấp lại giấy đăng kí xe như sau:

Theo quy định tại Điều 12 , tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe đến cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục, không phải đưa xe đến kiểm tra nhưng phải xuất trình giấy CMND và nộp hồ sơ gồm: Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe (theo mẫu), Giấy chứng nhận đăng ký xe, Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe

Trường hợp di chuyển nguyên chủ đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung khác, phải có quyết định điều động công tác hoặc Sổ hộ khẩu thay cho chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.

Theo Điều 24 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 của Bộ Công an quy định giải quyết đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người, trường hợp đăng ký sang tên, di chuyển xe đi tỉnh khác, người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe cần nộp hồ sơ gồm:

– 02 giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu).

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp bạn có thể gặp lại chủ xe đã chuyển nhượng xe cho bạn, bạn có thể đề nghị chủ xe xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký xe và làm lại thủ tục chuyển nhượng xe cho bạn. Trên cơ sở đó, bạn nộp hồ sơ gồm các giấy tờ theo Điều 12 nêu trên để làm thủ tục sang tên theo quy định.

Trường hợp bạn không thể gặp lại chủ xe đã chuyển nhượng xe cho bạn, bạn có thể nộp hồ sơ gồm các giấy tờ theo quy định tại Điều 24 nêu trên để đang ký sang tên theo quy định.

Sau khi khai một số thông tin và đóng các loại lệ phí, bạn sẽ được Cơ quan cảnh sát giao thông cấp một phiếu hẹn để lấy giấy đăng ký xe.

– Khi có phiếu hẹn ngày, bạn đã có thể đến cơ quan công an nơi xử lý vi phạm của bạn để tiến hành việc nộp phạt cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, trong phiếu hẹn cần phải có đầy đủ thông tin về biển số xe, số máy, số khung.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

4. Tôi phải làm sao khi bị công an giữ xe không lý do và không trả lại ?

Thưa luật sư, ngày 27. 12. 2017 tôi cho bạn tôi mượn chiếc xe máy tôi mnowis mua có đủ giấy tờ thủ tục chứng mình xe của tôi. t. Ngày 27,12,1017 bạn t hỏi mượn t xe để có việc riểng ko biết việc gì thì. Tôi không biết lý do gì chiều cùng ngày bạn t bị bắt tại phòng riêng nvaf xe của t để ở dưới nhà bị cơ quan công an thu giữ cùng ngày hôm đó.

Tồi đã nhiều lần liên lạc và làm đơnn xin xe vì xe tôi ko vi phậm đén nay đã qua 2thasng mà cơ quan công an vẫn chưa giải quyết trả t xe vậy t muốn tư vẫn để lấy lại xe sớm nhất ? Cảm ơn.

– Nguyễn Cảnh

Luật sư trả lời:

Mặc dù bạn là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe máy có đăng ký chính chủ nhưng vân cần phải xác minh xem:

Trường hợp bạn của bạn bị bắt không biết lý do gì cùng với việc sử dụng xe của bạn, thì ở đây cần xác định xem bạn của bạn bị xử lý vi phạm hành chính hay liên quan đến một vụ án hình sự đang được cơ quan công an tiến hành điều tra.

Thứ nhất, nếu bạn của bạn bị xử lý vi phạm hành chính:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 125 cơ quan có thẩm quyền có quyền ra quyết định tạm giữ phương tiện nhưng chỉ khi việc tạm giữ tang vật, phương tiện theo thủ tục hành chính khi thật sự cần thiết sau:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ phương tiện theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012….

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Phương thức xử lý chiếc xe của bạn thực hiện theo Điêu 126 Luật xử lý vi phạm hành chính:

Điều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước….

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 của Luật này.

Trong thời hạn trên nếu bạn đã xác định chính xác là bạn của bạn bị xử lý vi phạm hành chính mà hiện đã là quá 30 ngày thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan công an trả lại xe cho bạn.

Thứ hai, nếu bạn của bạn có dính níu đến vụ án hình sự.

Thì phải xem xét xác minh xem xe của bạn có phải vật chứng không nếu không phải vật chứng bạn sẽ được trả lại xe. Nếu xe bạn là vật chứng thì thời hạn trả lại còn tùy thuộc vào quá trình điều tra, xác minh của cơ quan điều tra, pháp luật không quy định thời gian trả lại cụ thể.

1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà cóthì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

Bạn cần bên công an cung cấp thêm thông tin về việc liên quan đến bạn của bạn, bạn có thể liên hệ trực tiếp tại cơ quan công an, nếu không được phản hồi thì bạn gửi đơn lên cơ quan công an để yêu cầu cung cấp thông tin xem họ tiến hành điều tra xác minh đã xong với chiếc xe của bạn chưa.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.

5. Việc thu giữ xe phục vụ điều tra ?

Chào luật sư! Em có một vụ việc liên quan đến pháp luật mong luật sư giải đáp giúp ạ Chú em trong lúc đứng xem đánh bài ở quán cafe thì công an huyện ập vào, nhưng chú em nhanh chân chạy thoát, nhưng để lại hiện trường chiếc xe máy và dựa vào lời khai của những người bị bắt nên hôm sau công an huyện tới nhà còng tay đưa lên trụ sở UBND xã lấy lời khai, nhưng sau đó lại cho về và hôm sau tiếp tục mời lên lấy lời khai. Sau đó bên công an huyện xác định được chú em tới đó chỉ đứng xem chứ không có tham gia đánh bài, nên cho về. Nhưng chiếc xe máy của chú em bị tạm giữ tại đồn công an hơn 2 tháng công an mới gọi chú em lên nhận lại xe và yêu cầu chú em nộp hơn 1,1 triệu đồng tiền giữ xe trong hơn 2 tháng đó (15000đ/ngày), công an làm như vậy có đúng theo quy định của pháp luật không?

Em cảm ơn luật sư!

>> gọi:

Trả lời:

quy định về thời hạn tạm giữ tang vật theo thủ tục hành chính như sau:

Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Như vậy, thời hạn tạm giữ để xác minh, điều tra tối đa là 67 ngày kể từ ngày có tạm giữ thực tế. Việc Công an tạm giữ xe của chú bạn trong 02 tháng là phù hợp với quy định của pháp luật.

Về chi phí:

quy định:

Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu

3. Nộp phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định.

Không thu phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này.

Như vậy, việc xác định chú bạn không có lỗi đồng nghĩa với việc chú bạn không bị thu phí lưu kho, bến bãi, bảo quản,… trong thời gian xe bị tạm giữ. Việc yêu cầu chú bạn nộp tiền trông giữ xe là trái phép.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật giao thông – Công ty luật Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *