Con nuôi chưa đăng ký có được hưởng di sản thừa kế

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Gia đình tôi có xin con cho cô ruột tôi nuôi nhưng không là hồ sơ nhận con nuôi mà để giấy khai sinh là con đẻ. Cô ruột của tôi mất thì người con nuôi trên có được hưởng di sản thừa kế mà cô tôi để lại không.

Xin chào Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi một số vấn đề liên quan đến thừa kế di sản. Cô ruột của tôi không lấy chồng nhưng có bầu, năm 1982 cô ruột tôi vào bệnh viện để sinh con nhưng không may đứa bé qua đời. Gia đình tôi sợ cô của tôi buồn nên đã xin một đứa bé của một sản phụ sinh cùng ngày với cô tôi (sản phụ này để con ra nhưng không muốn nuôi). Gia đình tôi không cho cô ruột tôi biết đấy là con nuôi nên cô tôi vẫn làm giấy khai sinh và khai đứa bé là con đẻ. Trong thời gian nuôi con cô tôi cũng dần phát hiện ra đấy không phải là con ruột của mình và biết chuyện con ruột đã chết nhưng vẫn yêu thương, nuôi dưỡng con nuôi và không làm lại giấy tờ xác minh đấy là con nuôi. Năm 2009 cô tôi mất có để lại hai căn nhà, hai căn nhà này do con nuôi của cô tôi tiếp nhận và quản lý với lý do là được thừa kế từ mẹ. Hiện nay con nuôi của cô tôi muốn bán hai căn nhà của cô tôi đi để đến nơi khác sinh sống nhưng ba tôi không đồng ý, em ấy hiện tại đã làm gần xong thủ tục bán nhà. Như vậy có được hay không vì con của cô tôi trên giấy tờ là con đẻ nhưng thực chất là con nuôi, chúng tôi có thể chứng minh đấy không phải là con để và giữ lại hai căn nhà của cô tôi không. Mong Luật sư tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào cô, cảm ơn cô đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Xin giấy phép của chúng tôi, trường hợp của cô được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ Luật Dân sự năm 2015

– Luật Nuôi con nuôi 2010.

2. Chuyên viên tư vấn:

Đối với việc thừa kế di sản khi không có di chúc thì di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, điều này được quy định tại Điều 649, Bộ Luật dân sự năm 2015 như sau:

“Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.

Những người thừa kế và hàng thừa kế được quy định cụ thể trong Bộ Luật dân sự năm 2015 tại Điều 651:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản:”.

Như vậy, có thể thấy, hàng thừa kế thứ nhất mà pháp luật quy định bao gồm những đối tượng sau: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Dựa theo quy định này của Bộ Luật Dân sự năm 2015, những người thừa kế trong cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau, trong đó đối với con của người để lại di sản thì không phân biệt là con nuôi hay con đẻ đều sẽ được hưởng di sản như nhau. Trong trường hợp những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất từ chối nhận di sản, đã qua đời, bị truất quyền nhận di sản thì di sản thừa kế mới được chia cho những người thuộc hàng thừa kế sau.

Tuy nhiên, đối với trường hợp nuôi con nuôi thực tế quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chỉ được xác lập với điều kiện áp dụng tại Điều 50 Luật Nuôi con nuôi năm 2010

1. Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;

c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.

2. Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi quy định tại khoản 1 điều này có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.

3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục đăng ký nuôi con nuôi quy định tại điều này, bảo đảm thuận lợi và phù hợp với điều kiện thực tế của nhân dân ở các vùng, miền.

Theo quy định nêu trên, việc nuôi con nuôi thực tế phát sinh trước ngày 01/01/2011 thì phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn năm năm. Khi được pháp luật công nhận sự kiện nuôi con nuôi thì giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cô của chị mất năm 2009, không thuộc điều kiện bắt buộc phải đăng ký nuôi con nuôi với cơ quan nhà nước do vậy, con nuôi của cô ruột chị vẫn được hưởng di sản thừa kế theo như quy định của pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác chị vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật –

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác chị vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *