Con ngoài giá thú có được hưởng di sản thừa kế?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, tôi có vấn đề cần tư vấn như sau: Vợ chồng tôi cưới nhau được hơn 10 năm nhưng cách đây 1 năm thì chồng tôi đã mất. Thời gian gần đây có người phụ nữ đưa một thằng bé 7 tuổi tới bảo là con của chồng tôi và đòi chia thừa kế cho thằng bé đó.

Tôi trước nay không hề biết tới sự tồn tại của người phụ và đứa trẻ đó. Giờ tôi rất hoang mang, xin hỏi luật sư tôi có phải chia tài sản thừa kế của chồng tôi cho đứa đó không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự 2015;

2. :

Do trong câu hỏi, bạn không nói rõ, chồng bạn mất có để lại di chúc hay không nên chúng tôi xin đưa ra hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Chồng bạn không để lại di chúc

Pháp luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha. Vì vậy, nếu người phụ nữ kia có đầy đủ chứng cứ để chứng minh đứa trẻ đó là con của người chồng đã mất của bạn, thì đứa trẻ này sẽ được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế. Khi đó, đứa trẻ đó được coi là con đẻ của chồng bạn.

Do chồng bạn đã mất và không để lại di chúc, nên phần tài sản thuộc quyền sở hữu của chồng bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Pháp luật dân sự quy định về trường hợp khi người chết không để lại di chúc như sau:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;”

Như vậy, đứa trẻ là con của chồn bạn sẽ trở thành những người thừa kế theo pháp luật và được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế. Pháp luật quy định về thứ tự ưu tiên trong trường hợp hưởng thừa kế theo pháp luật như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm (BLDS) 2015 về hàng thừa kế theo pháp luật thì đứa trẻ đó thuộc diện hàng thừa kế thứ nhất. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo quy định của pháp luật thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Như vậy, cần có chứng cứ chứng minh cho việc đứa trẻ kia có phải là con đẻ của chồng bạn hay không. Để thực hiện việc xác minh này, bạn có thể tiến hành xét nghiệm DNA để kiểm tra huyết thống giữa hai người. Nếu đứa trẻ đó chính xác là con ruột của người chồng đã mất bạn thì sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Trường hợp 2: Chồng bạn có để lại di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo Điều 626 BLDS 2015, người lập di chúc có quyền sau đây:

– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Bạn cần kiểm tra xem chồng bạn có để lại di chúc hay không. Nếu chồng bạn để lại di chúc mà có tên đứa trẻ đó trong di chúc hưởng di sản thì đứa trẻ sẽ được hưởng phần di sản tương ứng với di chúc.

Trường hợp chồng bạn có để lại di chúc nhưng không có tên đứa trẻ hoặc chồng bạn có ghi trong di chúc là không để tài sản thừa kế cho đứa bé đó thì đứa trẻ đó vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Pháp luật dân sự quy định về các trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào di chúc như sau:

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.

Do bạn có nói đứa trẻ kia hiện nay mới chỉ 7 tuổi, vậy nên đứa trẻ đó được coi là con chưa thành niên của chồng bạn. Do đứa trẻ đó là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, nên dù chồng bạn có viết di chúc không để lại di sản cho đứa trẻ thì đứa trẻ vẫn được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Vì vậy, nếu có đầy đủ chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con giữa chồng bạn và đứa trẻ kia thì đứa trẻ đó vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế. Theo đó, đứa trẻ đó vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *