Cố ý gây thương tích người khác bị xử lý như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hành vi cố ý gây thương tích được xem là một hành vi xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người một trong những yếu tố quan trọng được nhà nước và pháp luật bảo vệ. Luật sư tư vấn và giải đáp một số câu hỏi liên quan đến tội danh này:

Mục lục bài viết

1. người khác bị xử lý như thế nào ?

Kính chào Luật sư, tôi có vấn đề như sau muốn hỏi Luật sư. Kính mong Luật sư giải đáp: Nếu trong trường hợp A đe dọa đòi đánh B, tiếp đó A đã tiến hành hành vi đánh, ném đá nhưng không gây thương tích nặng cho B (B không bị làm sao). Sau đó, B đã dùng dao đâm người A làm người A bị thương (lủng phổi). Vậy trong trường hợp này pháp luật giải quyết như thế nào? A sinh năm 2002, B sinh năm 1999.

Mong nhận được hồi đáp từ phía Luật sư. Tôi xin cảm ơn.

Cố ý gây thương tích người khác bị xử lý như thế nào ?

Trả lời.

Việc A tiến hành đe dọa B và sau đó tiến hành các hành vi đánh, ném đá vào B, mặc dù không gây thương tích gì cho B nhưng cũng được xét vào tội quy định tại Điều 134 ,

Theo đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 134:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Theo đó, A tiến hành ném đá, đánh B, mặc dù tỉ lệ gây thương tích không lớn nhưng có tính chất côn đồ, A có thể bị xem xét vi phạm khoản 1 Điều 134.

A sinh năm 2002, như vậy hiện tại A 17 tuổi. Theo quy định tại Điều 12 thì:

“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.”

Như vậy, A phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Tuy nhiên, A dưới 18 tuổi nên căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 91 , thì:

“Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 ( hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;

3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Như vậy, A có thể sẽ được miễn trách nhiệm hình sự vì tội A gây ra là tội ít nghiêm trọng, A có thể bị áp dụng một trong các biện pháp tư pháp như: giáo dục tại xã phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng (Khoản 1 Điều 95 , )

Về trường hợp của B, Hành vi của B không được xem là phòng vệ chính đáng theo như quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật hình sự.

B dùng dao đâm A khiến A bị lủng phổi, hành vi này của B là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, được quy định tại Khoản 2 Điều 22 Bộ luật hình sự, cụ thể:

“2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

Hành vi của B đã vi phạm tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 134 , . Tuy nhiên cần phải xem xét tỉ lệ thương tật của A là bao nhiêu % để có thể áp dụng các điều khoản trong Điều 134 sao cho phù hợp. Việc B dùng hung khí (con dao) cũng được xem là tình tiết tăng nặng với B.

B sinh năm 1999 nên B hoàn toàn có khả năng chịu trách nhiệm về các hành vi của mình trước pháp luật.

>> Tham khảo ngay nội dung liên quan:

2. Phạm tội hiếp dâm hay cố ý gây thương tích ?

Thưa luật sư, xin hỏi: A (25 tuổi, đã có vợ và con gái 4 tuổi) quen biết và đặt vấn đề yêu đương với N (19 tuổi, đang là sinh viên). A nói dối N là mình mới 22 tuổi và cũng đang là sinh viên. N chưa nhận lời yêu A nhưng sau khoảng một tháng quen biết A mời N đi chơi và đưa N vào nhà nghỉ để tâm sự. N không đồng ý nhưng bị A kéo lên phòng thuê tại tầng 3. A khóa cửa phòng và đòi N cho quan hệ tình dục. N không đồng ý thì bị A đẩy vào nhà vệ sinh dội nước vào người, lột hết quần áo nhúng vào nước và dọa giết nếu N không đồng ý để A quan hệ tình dục.

Thấy thái độ hung hãn của A, N sợ hãi, giả vờ đồng ý để nghĩ cách thoát thân. Lợi dụng lúc A đang cởi quần áo của hắn, N quấn chăn mở cửa chạy ra ban công kêu cứu. A đuổi theo bắt lại, N sợ hãi nhảy từ ban công tầng 3 xuống đất và bị thương tích tổn hại 75% sức khoẻ ?

Cảm ơn và mong nhận được sự tư vấn!

>>

Trả lời:

Để xác định tội mà A phạm phải chúng tôi sẽ đi vào phân tích dựa trên cấu thành tội phạm như sau:

– Về mặt chủ thể:

+ Độ tuổi: 25. Đối chiếu điều 12 () hoàn toàn có khả năng chịu trách nhiệm hình sự.

+ Khả năng nhận thức điều khiển hành vi: không thuộc trường hợp bị do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác.

– Về mặt khách thể:

Xâm phạm quan hệ nhân thân của người bị hại. Cụ thể là tinh thần, sức khỏe.

– Về mặt khách quan:

+ Hành vi phạm tội: A kéo N vào nhà nghỉ, dội nước, lột quần áo, đe dọa nếu không có quan hệ tình dục sẽ giết. Tất cả những hành động này chính là biểu hiện của hành vi đe dọa dùng vũ lực. Do bị đe dọa sẽ bị giết nên N phải giả vờ đồng ý. Tuy nhiên ý thức của nạn nhân chính là không thuận tình, hành vi của người phạm tội là trái ý muốn của nạn nhân.

+ Hậu quả: do sợ hãi nên N đã nhảy tầng 3 và bị thương tật 75%.

– Về :

+ Lỗi: Cố ý trực tiếp. A biết hành vi của mình là trái pháp luật, xâm phậm quyền tự do tình dục, tự do thân thể của người khác nhưng vẫn thực hiện với mong muốn giao cấu được với N. Lỗi của A đối với thương tật của N là vô ý.

+ Mục đích: giao cấu với N.

Như vậy, từ những dấu hiệu trên khẳng định tội mà A phạm phải là tội hiếp dâm theo Điều 141 () với yếu tố định khung tăng nặng gây tổn hại sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên. Khung hình phạt áp dụng với A là từ 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Áp dụng khoản 3 Điều 57 Bộ luật hình sự quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt thì: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”

>> Tham khảo thêm nội dung:

3. Cố ý gây thương tích cho người khác với tỉ lệ thương tật 20% có phải ngồi tù không?

Chào luật sư, Tôi muốn luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp này. Tôi có mâu thuẫn với bạn của tôi, nguyên nhân là do nó có những lời lẽ, hành vi xúc phạm tôi. Trong lúc nóng giận tôi đã lao xe vào người bạn tôi, bạn tôi phải vào viện, giám định thương tật là 20%. Tôi không biết hành vi này của mình có phải ngồi tù không, mặc dù tôi không cố ý đâm vào người ta, là do người ta có những lý lẽ không đúng với tôi ?

Tôi nhờ luật sư tư vấn giúp tôi, tôi cám ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ quy định tại Điều 134 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích:

+ Khách thể của tội phạm: sức khỏe của bị hại được pháp luật bảo vệ.

+ Mặt khách quan của tội phạm: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

– Về công cụ, phương tiện: súng, lựu đạn, chất nổ, dao găm…

– Về mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công: mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công được hiểu là mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể xem hành vi đó có dồn dập và cường độ tấn công mạnh không? Nếu cường độ tấn công không mạnh và những vị trí tấn công không xung yếu, không nhằm mục đích tước đi sinh mệnh của nạn nhân, khi đó sẽ không xác định là hành vi giết người mà là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

– Về vị trí gây thương tích: vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ…

– Hậu quả của tội phạm: hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của người khác được thể hiện bằng tỷ lệ thương tật %.

+ Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

+ Chủ thể của tội phạm: là người có lỗi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và là hành vi cố ý.

Trong trường hợp của bạn, thì bạn đã có mâu thuẫn từ trước với bạn của mình, dùng xe tông thẳng vào người khác, đồng thời có giám định thương tật 20% nên bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích cho người khác. Cụ thể như sau:

– Khách thể của tội phạm: quyền được bảo vệ sức khỏe của bạn bạn đã bị xâm phạm.

– Về mặt khách quan: bạn có hành vi dùng xe tông thẳng vào bạn của mình, giám định tỷ lệ thương tật 20%.

– Về : lỗi cố ý

– Về mặt chủ thể: bạn là người có lỗi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và là hành vi tông xe cố ý.

Như vậy, đối với hành vi của mình bạn sẽ phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích, mức phạt tù từ 02 năm đến 06 năm tù giam.

>> Tham khảo thêm nội dung:

4. Cố ý gây thương tích người khác có thể bị xử lý hình sự?

Thưa Luật sư Công ty Xin giấy phép! Xin luật sư tư vấn giúp em về mức hình phạt đối với trường hợp sau ạ. Vừa qua do mâu thuẫn từ trước có một nhóm kéo xuống nhà đứa em họ em tên N để đánh nhau sau đó gặp dượng em. Dượng đã ngăn và khuyên nhóm đó quay về, nhóm kia về nhưng không về nhà lại tụ tập trên 1 con đường khác.

Trong lúc đó 1 đứa em họ em khác tên V đi ngang qua nhà N và tưởng là đánh nhau. V thấy vậy về nhà gọi anh em của V lấy xe chạy xuống nhà N. Gặp dượng, dượng cũng khuyên và bảo về. Nhưng trong lúc về cung không về mà lại gọi cho anh trai em và 1 đứa em của N tên Đ. Sau đó Đ đã gọi anh trai em và bảo là anh trai đang bị vây đánh tại nhà. Sau đó anh trai em đã cầm cái rựa (1 vật giông như dao) để đi ra nhà N. Cùng lúc đó V lại gọi cho anh trai em không được nên nghĩ là anh trai em bị đánh. Nên đã chạy xuống nhà em. Trên đường xuống nhà em đã gặp nhóm thanh niên lúc nãy và nhóm đó rủ đánh nhau. N đã chạy xuống nhà em cùng lúc đó anh trai em vừa đi ra. Và Đ cũng vừa tới. Cả nhóm đã lên sẽ lên chỗ nhóm kia để đánh nhau. Sau khi gặp nhau. 1 người trong nhóm thanh niên đã dùng rựa chém vào tay anh trai em.

Anh trai em trúng tay có thương tích nhưng không nặng sau đó anh trai em chém lại trúng vào bàn tay làm đứt gân tay 2 ngón của người đó. Và bị đánh bầm mắt và những thương tích ngoài da. Vậy xin cho em hỏi trường hợp của anh trai em sẽ bị xử lý hình sự như thế nào? Có bị đi tù không ạ? Nhưng đứa em của em thì cầm gậy. Chỉ anh trai em cầm rựa. Bên nhóm kia cũng có 1 cây rựa do thanh niên bị anh trai em chém kia cầm theo.

Mong quý luật sư trả lời giúp em. Chúc quý công ty ngày càng phát triển mở rộng hơn. Em xin trân trọng cảm ơn!

Cố ý gây thương tích người khác có thể bị xử lý hình sự?

gọi: 1

Trả lời

Theo như thông tin bạn đã cung cấp như trên, trường hợp của anh trai bạn có thể bị xử lý hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác nếu thỏa mẫu các dấu hiệu của tội này, cụ thể theo ,

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.

Một hành vi đã thực hiện được coi là phạm Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 134) nếu thỏa mãn các dấu hiệu sau đây:

Mặt khách quan của tội phạm:

– Về hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

– Về công cụ, phương tiện sử dụng: Những loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.

– Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích , tổn hại sức khỏe: Nếu một người muốn tước đoạt sinh mạng (GIẾT) người khác thì người phạm tội sẽ tấn công vào những nơi xung yếu trên cơ thể như: vùng đầu, vùng ngực, vùng bụng…, ngược lại có thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải là hành vi giết người.

– Mức độ nguy hiểm của hành vi: Xác định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe dựa vào mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể xem hành vi đó có dồn dập và cường độ tấn công mạnh không?.

Tóm lại, đối với hành vi của anh trai bạn như bạn miêu tả thì cầm cái rựa (1 vật giông như dao) đấy có thể bị coi là phương tiện, công cụ nguy hiểm để thực hiện hành vi, tuy nhiên anh trai bạn cũng do bên kia chém trước và đã chém lại trúng vào bàn tay làm đứt gân tay 2 ngón của người đó, đánh bầm mắt và những thương tích ngoài da người kia thì những chỗ bị này không phải là chỗ hiểm trên cơ thể của nạn nhân,sau khi có giám định thương tích của nạn nhân nếu dưới 11% thì anh trai bạn vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc 1 trong các trường hợp sau:

+ Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người (dao nhọn, súng,đạn…)

+ Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặ gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân để lại trạng thái thất thường, không thể chữa trị được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11 % nhưng làm mất chức năng bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của nạn nhân…

Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Chủ thể của tội phạm: Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Trường hợp này, anh trai bạn có thể sẽ là do lỗi cố ý vì sau khi phản ứng chém lại vẫn còn đánh bầm mắt và những thương tích ngoài da… Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 1, 2 và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 3, 4, điều 134 Bộ luật hình sự.

Khách thể của tội phạm: Đó là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.

Như vậy,nếu hành vi của anh trai bạn thỏa mãn những dấu hiệu pháp lý như đã phân tích cụ thể ở trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 134)

Bên cạnh đó, những đối tượng khác trong nhóm và trường hợp sau khi giám định thương tích nạn nhân nhẹ hơn 11% mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a,b khoản 1 điều 134 (VD: Cái rựa được kết luận là chưa phải hung khí nguyên hiểm và không gây cố tật cho nạn nhân) thì xem xét và có thể bị xử phạt hành chính theo quy định sau:

như sau:

“Điều 5: Vi phạm quy định về trật tự công cộng

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;…”

LƯU Ý:

Theo như chi tiết sự việc bạn nêu thì “Sau khi gặp nhau, một người trong nhóm thanh niên đã dùng rựa chém vào tay anh trai em có tật thương tich nhưng không nặng”. Nếu hành vi chém anh trai bạn mà kích động làm cho bản thân không nhận thức đầy đủ về hành vi mình đã thực hiện, phản ứng đáp trả lại hành vi của nạn nhân… thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo ,

“Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.”

Thực tế,việc xác định một người có bị kích động về tinh thần hay không là một vấn đề phức tạp. Bởi vì trạng thái tâm lý của mỗi người khác nhau, cùng một sự việc nhưng người này xử sự khác người kia; có người bị kích động về tinh thần, thậm chí “điên lên”. Tuy nhiên, người bị kích động về tinh thần có thể hiểu là không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường như trước.

5. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Trả lời:

, quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác tại điều 134.

5.1. Dấu hiệu pháp lý

– Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm vào quyền bảo vệ sức khỏe của công dân.

– Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi khách quan của tội này là hành vi (cố ý) gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trái pháp luật (kể cả trường hợp có sự đồng ý của nạn nhân). Hành vi này có thể được thực hiện dưới hình thức hành động như bóp cổ, đâm, chém, đấm đá… hoặc không hành động như không cho người bị bại liệt ăn uống mặc dù có nghĩa vụ và có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ này… Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là thiệt hại về vật chất – hậu quả thương tích hoặc tổn hại đáng kể cho sức khỏe của con người. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổ hại cho sức khỏe của người khác hoàn thành khi hậu quả thương tích hoặc tổn hại đáng kể cho sức khỏe của người khác xảy ra. Hậu quả này có thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11%, nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người. “Dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. “Gây cố tật nhẹ” được hiểu là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân; Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; Có tổ chức; trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi (cố ý) gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trái pháp luật với hậu quả thương tích hoặc tổn hại đáng kể cho sức khỏe của nạn nhân.

– Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân.

– Chủ thể của tội phạm: Là bất cứ người nào có năng lực hành vi trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật.

5.2. Hình phạt với tội danh cố ý gây thương tích

– Khung cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 134 có mức phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

– Khung tăng nặng thứ nhất được quy định tại khoản 2 Điều 134 có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm cho trường hợp phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134

– Khung tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 Điều 134 có mức phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm cho trường hợp phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134.

– Khung tăng nặng thứ 3 được quy định tại khoản 4 Điều 134 có mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân cho trường hợp phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.

(, )

>> Tham khảo thêm:

6. Làm đơn tố cáo hành vi đánh ngừoi cố ý gây thương tích

Em có mâu thuẫn tiền bạc với 1 đứa ở xóm ( có 80.000 vnđ) lúc đầu em cũng chịu chi trả, em bảo phải về nhà rồi đem tiền qua. Vậy mà nó bảo bạn trai nó (sống chung mà không có chứng minh thư để công an khu vực làm giấy tạm trú tạm vắng) qua bên nhà e la um sùm còn đòi quây nhà em.

Em cự cãi 1 hồi bạn đó vô nhà lấy nón bảo hiểm đập xe em rồi còn lấy nón bảo hiểm đó đã bị bể đập vào đầu e làm rách chân mày phải khâu 10 mũi. Vậy cho em hỏi nếu mức xử phạt của bạn đó sẽ như thế nào ? Và nếu thời gian khi em bị hành hung đến ngày em làm đơn tố cáo là 5 ngày, vậy có được làm về hành vi cố ý không ạ? Với thương tật đó có được xét về vi phạm hình sự không ạ ?

Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, căn cứ tại điều 134 , hiện hành có quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác, cụ thể như sau:

” Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

…..

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”

Như vậy, việc xác định tỷ lệ thương tật làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm theo quy định của đối với tội cố ý gây thương tích theo điều 134. Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng phải thuộc các trường hợp như luật nêu trên.

Theo điểm c, khoản 1, Điều 134 có quy định là nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% và thuộc trường hợp gây cố tật nhẹ cho nạn nhân. “Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân.

Theo trường hợp này, người bạn đó đã dùng nón bảo hiểm đã vỡ để đập đầu bạn gây ra 10 mũi khâu ở chân mày như vậy sẽ để lại seo to và làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên thỏa mãn trường hợp luật định tại điểm c, khoản 1, điều 134.

Do đó hành vi của người bạn kia đã đủ yếu tố để cấu thành tội phạm hình sự.

Thứ hai là về việc vụ việc đã xảy ra 5 ngày thì có được khởi kiện không ? Theo căn cứ tại khoản 2, điều 27 , có quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”

Mà theo phân tích ở trên thì hành vi đó có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nên đây là tội phạm ít nghiêm trọng (khoản 1, điều 9 , ). Do đó thời hiệu truy cứu trách nhiệm là 5 năm, ở trường hợp này thì vụ việc xảy ra được 5 ngày nên vẫn còn rất nhiều thời gian để bạn khởi kiện vụ án.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài 24/7 điện thoại số: để nhận được sự tư vấn của Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *