Có thể hủy hợp đồng mua bán bò thỏa thuận bằng miệng không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, trường hợp của tôi như sau: vào ngày 5/10/2017 dương lịch, tôi có thỏa thuận bằng miệng với anh A việc mua 4 con bò (3 bò cái, 1 con bê đực) trị giá 80 triệu đồng, vào thời điểm này tôi chỉ giao cho anh A 3 triệu và chở 4 con bò về nuôi.

Tôi có thỏa thuận miệng với anh A như sau: sau 3 tháng kể từ thời điểm tôi bắt bò về nuôi tôi sẽ trả cho anh A là 25 triệu đồng + số tiền còn lại chậm nhất vào ngày 15/2/2018 sẽ trả đủ cho anh A. Tuy nhiên, đến thời điểm này do có việc gia đình nên tôi không thể xoay được khoản tiền trên để thực hiện hợp đồng với anh A. Và tôi đã thông báo tình hình hiện tại của tôi với anh A là tôi không đủ khả năng xoay tiền để trả cho anh A theo như thỏa thuận, tôi muốn trả lại bò cho anh A và tôi chịu thiệt hại là mất 3 triệu đồng tiển đặt cọc và thời gian bỏ công chăm sóc 4 con bò. Nhưng anh A không đồng ý nhận lại 4 con bò và yêu cầu tôi phải thực hiện như đã thỏa thuận.

Xin hỏi Luật sư tôi có quyền được hủy hợp đồng thỏa thuận bằng miệng như trên hay không ? Trường hợp anh A không nhận lại 4 con bò thì trong thời gian tới tôi tiếp tục nuôi thì trường hợp rủi ro về tài sản, cụ thể là bò ví dụ bò bệnh, ốm, chết, mất. Thì ai sẽ chịu trách nhiệm ? Hoặc trường hợp bò đẻ ra con bê thì ai được hưởng ?

Mong Luật sư tư vấn giúp tôi . Xin chân thành cảm ơn Luật sư !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>> 

 

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Xin giấy phép của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, về hình thức giao dịch bằng miệng được pháp luật thừa nhận theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, việc bạn giao kết hợp đồng mua bán bò được pháp luât cho phép.

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Giao dịch của bạn phải đảm bảo các điều kiện phát sinh hiệu lực theo các yêu cầu của quy định pháp luật dân sự nếu chỉ không tuân thủ một điều kiện thôi là đã không đảm bảo hiệu lực của hợp đồng đó rồi, cụ thê giao dịch của ban phải đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Và hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Có thể hiểu Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Thực tế bên A đã thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho bên bạn ở đây là 4 con bò tức là bên A đã thực hiện xong nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán là nghĩa vụ chuyển giao, còn về phía bên bạn, bạn phải xác định rõ khoản tiền 3 triệu là khoản tiền trả trước hay khoản tiền đặt cọc căn cứ vào thỏa thuận lúc ban đầu giữa hai bên mua bán.

Thứ hai, việc anh có được hủy bỏ hợp đồng miệng không?

Căn cứ vào quy định của Điều 423 Bộ luật dân sự năm 2015 bạn được quyền hủy hợp đồng:

1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

c) Trường hợp khác do luật quy định.

2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Nếu 2 người đã thỏa thuận về vấn đề hủy bỏ hợp đồng khi giao kết về việc một bên không thực hiện hợp đồng là điều kiện hủy bỏ hợp đồng thì bạn có quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ hợp đồng theo điều khoản đã được thỏa thuận, hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng: Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ đi chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Việc hoàn trả ở đây là hoàn trả bò và khoản tiền 3 triệu, bên A sẽ phải trả cho bạn chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng bò, nếu việc bạn vi phạm nghĩa vụ chậm trả tiền, dẫn đến thiệt hại đối với bên A thì bạn phải bồi thường căn cứ vào Điều 427 Bộ luật dân sự năm 2015.

Nếu 2 người không thỏa thuận về vấn đề hủy bỏ hợp đồng khi giao kết hợp đồng mua bán bò căn cứ vào khoản 5 Điều 427 Bộ luật dân sự 2015:  “ 5. Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.” thì bạn vẫn có quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ hợp đồng theo căn cứ trên và bạn phải thực hiện các trách nhiệm phát sinh. Ở đây nếu có căn cứ khoản tiền 3 triệu là tiền đặt cọc thì bạn có thể bị phạt cọc: theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015:

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, cả việc bạn và người đó khi giao kết có thỏa thuận về vấn đề hủy bỏ hợp đồng trên hay không, thì bạn đều được yêu cầu hủy bỏ hủy hợp đồng nhưng sẽ gắn với trách nhiệm của với hành vi vi phạm.

Thứ ba, trong quá trình bạn giữ bò mà hợp đồng chưa được hủy bỏ bạn cũng là bên vi phạm nghĩa vụ trả tiền bạn gặp phải rủi ro gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 441 Bộ luật dân sự năm 2015 

“1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Nghĩa là trong thời gian này nếu như bò bị ốm, bệnh, mà chết thì người phải chịu trách nhiệm ở đây là bạn.

Thứ tư, hoa lợi là bê con được sinh ra trong thời gian này ai hưởng.

– Căn cứ vào thời gian phát sinh hiệu lực của hợp đồng theo quy định của Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015: 1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.”

Hợp đồng được thỏa thuận trực tiếp bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận của bên được đề nghị.

Xét theo trường hợp của bạn thì hợp đồng của bạn đã phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm mà bạn chấp nhận việc giao kết này, sau đó bạn đã nhận bò từ bên A, nên về bản chất quyền sở hữu đã được chuyển giao. Nên bạn là chủ sở hữu với đàn bò này và con được sinh ra từ chúng cũng là tài sản là hoa lợi thuộc sở hữu của bạn. 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *