Có phải dựng lại hiện trường tai nạn giao thông hay không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hiện trường vụ tai nạn giao thông là bằng chứng quan trọng nhất để xử lý các vụ tranh chấp liên quan đến các vụ tai nạn và việc dựng lại hiện trường hay thực nghiệm hiện là một bước bắt buộc mà tòa án yêu cầu khi xảy ra các mâu thuẫn trong bằng chứng cung cấp:

Mục lục bài viết

1. Có phải dựng lại hiện trường tai nạn giao thông hay không ?

Xin chào luật sư! Thưa Luật sư. Nhờ giúp tôi tình huống như sau. Ngày 09/1 xe ô tô tôi có va chạm với 1 xe máy, chúng tôi đã đưa người bị thương đi kiểm tra y tế. Thấy không bị thương và tôi đã chi trả viện phí. Hai bên cũng không yêu cầu gì thêm. Tuy nhiên Ngày hôm sau công an lại yêu cầu đem xe đến để dựng lại hiện trường.

Tôi có liên lạc với người bị nạn thì người này trả lời họ không yêu cầu công an mà người nhà của họ yêu cầu. Tôi có đến Công an giao thông huyện làm việc thì anh công an được cử làm việc với tôi mượn tôi Bằng lái xe để làm nhưng sau đó Vị công an này lại không trả lại Giấy phép lái xe cho tôi và cũng không lập biên bản tạm giữ. Luật sư vui lòng tư vấn. Tình hống này có phải lập lại hiện trường tai nạn không? Vị công an giao thông huyện giữ Giấy phép lái xe của tôi không? Tôi phải làm sao để lấy lại giấy phép lái xe vì tôi còn phải đi làm, không có Giấy phép lái xe công ty chúng tôi không cho lái xe.

Mong Luật sư tư vấn giúp! Tôi xin cảm ơn.

Có phải dựng lại hiện trường tai nạn giao thông hay không ?

Trả lời:

1/ Trong tình huống của bạn khi xảy ra va chạm giữa xe ô tô với xe máy, bạn đã đưa người bị nạn đến bệnh viện và coi như hiện trường vụ tai nạn không còn, do đó trong quá trình điều tra vụ tai nạn giao thông nếu có căn cứ xác định hiện trường bị xáo trộn, hiện trường giả hoặc xét thấy cần thiết thì tổ chức dựng lại hiện trường.

2/ Công an giao thông có quyền giữ giấy phép lái xe của bạn. Theo quy định

“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”

3/ Theo quy định , việc tạm giữ giấy phép lái xe của bạn là 7 ngày từ thời điểm tạm giữ trong trường hợp bình thường và có thể được kéo dài hơn trong những trường hợp cụ thể nhưng không quá 30 ngày. Theo đó khi hết thời hạn bạn có thể lấy lại giấy phép lái xe của bạn.

“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”

4/ Cũng theo khoản 9 điều 125 , việc tạm giữ giấy phép lái xe của bạn cũng phải lập thành biên bản, ở đây thì người tạm giữ giấy phép lái xe của bạn đã không lập biên bản là sai thủ tục, trình tự và bạn có thể khiếu nại về hành vi này với cấp trên của người đó.

“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.”

>> Xem thêm:

2. Tư vấn trường hợp chạy xe máy ngược chiều gây tai nạn giao thông ?

Chào luật sư. Cho em hỏi em chạy xe máy ngược chiều gây tai nạn, hiện tại xe bị công an giam giữ vậy em bị phạt như thế nào và bị giam xe bao lâu? Hai bên đã kí rồi nhưng nửa tháng này giao thông chưa trả lại xe em? Em xin cảm ơn!

– N.T.P

Luật sư Lê Minh Trường trả lời VOV2 về hành vi bỏ chạy khi gây tai nạn giao thông

3. Gây tai nạn giao thông khi sử dụng bằng C giả lái xe tải 3.5 tấn ?

Em có 1 bằng thật B2 và 1 bằng C giả. Khi điều khiển xe tải 3,5 tấn trên đường va phải 1 ông cụ điều khiển xe gắn máy qua đường không xi nhan. Vì thắng xe không ăn. Nên khi né ông cụ va phải ông. Xe em đi đúng tuyến, đúng tốc độ. Tai nạn làm ông cụ bị gãy xương vai. Khi đưa ông vào viện, vì con trai ông đánh em nên gia đình bảo em về. Gia đình em đã đưa trước cho ông 1 triệu. Luật sư cho em hỏi em đã vi phạm những gì và sẽ bị phạt như thế nào ? Cảm ơn luật sư!

– C.T.M.L

4. Tư vấn về tai nạn giao thông đường bộ ?

Thưa Luật sư, em có một số vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn như sau: Bố em chạy trên đường huyện với bề rộng khoảng 5 mét và đi đúng phần đường của mình. Các đối tượng say rượu lưu thông ngược chiều với chiều bố em đang đi và tự va quệt với nhau, ngã qua hơn nửa phần đường của bố em đang lưu thông. Do tình huống xảy ra bất ngờ nên bố em tránh về phía lề, phanh gấp và ngã tử vong. Hai xe chưa xảy ra va chạm trực tiếp.

Thưa Luật sư, trường hợp như vậy lỗi thuộc về bên nào và mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu? Mức bồi thường của bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc ra sao trong trường hợp này?

Xin chân thành cảm ơn !

Người gửi: T.T

Tư vấn về tai nạn giao thông đường bộ?

Tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài:

Trả lời:

Thứ nhất, với những dữ kiện bạn đã gửi cho chúng tôi thì trong trường hợp của bố bạn, lỗi thuộc về phía đối phương tức người đã va quệt và lấn sang làn đường của bố bạn. Theo khoản 1, Điều 17 về tránh xe đi ngược chiều và điểm b, khoản 3, Điều 30 có quy định như sau:

Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều

1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.”

“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;”

Như vậy, trong trường hợp đường bố bạn lưu thông không chia thành hai chiều xe chạy thì cả phương tiện của bố bạn cũng như của đối phương đều phải đi về phía chiều xe chạy của mình mà không được đi sang phía xe chạy của người khác. Các đối tượng say rượu lưu thông va quệt vào nhau và lấn sang làn đường của bố bạn làm bố bạn bất ngờ ngã xe và tử vong là vi phạm năm 2008. Còn trong trường hợp đường mà bố bạn lưu thông có chia thành hai chiều cho xe chạy thì càng dễ dàng hơn cho việc xác định lỗi, đối với đường chia thành hai chiều xe chạy thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy phải đi vào phần đường của mình không được lấn sang làn đường của xe khác cũng như phương tiện khác. Những đối tượng say rượu đã ngã và lan sang hơn nửa phần đường của bố bạn như vậy là vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Xét về cả hai trờng hơợp có chia thành hai chiều xe chạy hay không thì các đối tượng kia vẫn là người có lỗi.

Thứ hai, về mức bồi thường thiệt hại: Theo nguyên tắc của pháp luật dân sự mức bồi thường thiệt hại sẽ do hai bên thỏa thuận, pháp luật ưu tiên cho sự thỏa thuận của hai bên “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” (khoản 1, điều 584 ). Trong trường hợp nếu hai bên không thể thỏa thuận được thì mức bồi thường sẽ được xác định như sau:

– Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, trong trường hợp này tải sản bị xâm phạm chính là phương tiện giao thông mà bố bạn sử dụng (điều 589 )

– Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: Theo Điều 591 về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định:

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Theo đó gia đình bạn sẽ được bồi thường những khoản sau:

1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc bố bạn trước khi tử vong

2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

3. Tiền cấp dưỡng cho những người mà bố bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng.

4 .Ngoài những khoản bồi thường trên gia đình bạn còn được bồi thường một khoản tiền về tinh thần

Thứ ba, mức bồi thường do bảo hiểm trách nhiệm dân sự chi trả cho gia đình bạn: Theo thì người gây ra tai nạn cho bố bạn phải tham gia bảo hiểm nói chung hay bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì khi gây thiệt hại công ty bảo hiểm mới chi trả cho bên thứ 3 tức là bố bạn. Nếu người gây tai nạn cho bố bạn không tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì bố bạn không được đền bù khoản tiền này, còn nếu tham gia thì bố bạn sẽ được chi trả theo hợp đồng giữa công ty bảo hiểm và người gây tai nạn cho bố bạn.

>> Tham khảo thêm:

5. Tư vấn bồi thường tai nạn giao thông khi đi bộ?

Xin chào Xin giấy phép! Tôi có câu hỏi xin tư vấn như sau: người em của tôi bị tai nạn giao thông khi đi bộ trong bến xe miền đông và nhập viện phải cưa mất bàn chân. Lỗi hoàn toàn do bên nhà xe. Vậy cho tôi hỏi em của tôi có có được không? Mức đền bù như thế nào. Em của tôi là lao động chính trong gia đình và có 2 đứa con nhỏ? Xin chân thành cám ơn!

Người gửi: Đ.N

Tư vấn bồi thường tai nạn giao thông khi đi bộ?

gọi:

Trả lời:

Trường hợp em của bạn bị tai nạn giao thông khi đang đi bộ trong bến xe, lỗi hoàn toàn thuộc về nhà xe. Do đó, nhà xe có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho em của bạn. Về mức bồi thường được xác định theo Điều 590 như sau:

“Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

>> Xem thêm:

6. Tai nạn giao thông trên đường đi làm việc có được bảo hiểm ?

Thưa luật sư, Em muốn hỏi một số vấn đề như sau. Vừa qua ngày 16/6 trên đường e đi làm từ nhà đến công ty. Em có bị tai nạn giao thông (giờ làm việc của công ty em là 8h30 và em bị tai nạn vào 8h15).

Em muốn hỏi vậy công ty phải có trách nhiệm như thế nào đối với trường hợp của em. Và không may bị chết thì công ty phải có trách nhiệm như thế nào ? Liệu em có được chế độ bảo hiểm tai nạn lao động không ?

Em mong nhận được tư vấn của anh chị. Em xin chân thành cảm ơn!

Người hỏi: N.D.D

Tai nạn giao thông trên đường đi làm việc có được bảo hiểm ?

Trả lời:

Điều 45 có quy định về điều kiện hưởng như sau:

“Điều 45. Điều kiện hưởng

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Trường hợp của bạn, bạn bị tai nạn trên tuyến đường từ nhà đến nơi làm việc nhưng bạn không nêu rõ mức độ suy giảm khả năng lao động của bạn là bao nhiêu nên chúng tôi không có đủ căn cứ để xác định bạn được hưởng chế độ tai nạn lao động hay không?

2. Trường hợp bạn chết do tai nạn trên đường từ nhà đến nơi làm việc bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 53

“Điều 53. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

2. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

3. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật bảo hiểm xã hội.”

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ luật sư/ chuyên viên tư vấn trực tiếp qua tổng đài 24/7: để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *