Có nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ trước khi xảy ra tranh chấp không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Anh/chị có thể cho em thắc mắc về vấn đề này ạ: Hãng V chuyên sản xuất các sản phẩm nước tẩy rửa hàng đầu của quốc gia P. Sau một thời gian tìm hiểu thị trường, hãng V đã chế tạo thành công một loại nước tẩy rửa với chất lượng rất tốt lại tiết kiệm cho khách hàng.

Với ý thức bảo vệ thành quả của mình, hãng V đã đặt tên cho loại nước tẩy rửa mới là *“nước tẩy rửa đậm đặc siêu hạng THS”*. Sau một thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, loại nước tẩy rửa mới của V đã nhanh chóng được các bà nội trợ chấp nhận và các nhân viên của V phải làm thêm giờ mà vẫn không đủ hàng cung cấp. Trước tình hình đó, ban lãnh đạo V quyết định mở rộng sản xuất, nhưng sự việc bất ngờ đã xảy ra khi V dự kiến đầu tư xây dựng nhà máy mới thì hãng V nhận được phản ánh của bộ phận tiếp thị rằng: trên thị trường xuất hiện loại nước tẩy rửa của một công ty T giống hệt của v từ tên “nước tẩy rửa đậm đặc siêu hạng THS” đến kiểu dáng bao bì và trọng lượng từng loại, họ còn ngang nhiên in trên bao bì tên công ty cũng như địa chỉ liên hệ của họ, điều nghiêm trọng hơn là giá của sản phẩm này còn thấp hơn giá của hãng V. Ban lãnh đạo hãng V nhận định rằng, đây là hành vi làm hàng giả, lợi dụng uy tín của hãng V để trục lợi. anh chị hãy:

1. Nhận định hành vi của công ty T?

2. Hãng V có quyền khiếu nại công ty T không?

3. Nhãn hiệu: “*nước tẩy rửa đậm đặc siêu hạng THS*” có được bảo hộ nhãn hiệu không? vì sao?

4. Tư vấn cho hãng V làm thế nào để có được một nhãn hiệu tốt và đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ?*

Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụccủa

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2.. :

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 4  Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 :  Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.“.

Theo đó, Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005: căn cứ phát sinh, xác lập đối với quyền sở hữu công nghiệp được quy định như sau: “Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau: a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký”.

Theo như câu hỏi bạn đưa ra, Công ty V chưa đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu nên sẽ không được sự bảo hộ của Nhà nước về sở hữu công nghiệp.

Từ đó:

1. Hành vi của công ty T không vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp theo luật Sở hữu trí tuệ mà đây được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, do hãng V chưa đăng kí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sáng chế nước tẩy rửa của mình, cũng như là chưa hề đăng kí bảo hộ về nhãn hiệu, kiểu dáng của sản phẩm, nên việc đối thủ cạnh tranh bắt chước làm theo thì chỉ được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

2. Hãng V có quyền khiếu nại công ty T tới Cục quản lý cạnh tranh vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh của mình.

3. Nhãn hiệu “*nước tẩy rửa đậm đặc siêu hạng THS*” không được bảo hộ nhãn hiệu vì Căn cứ Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì  hãng V chưa tiến hành đăng ký bảo hộ về nhãn hiệu, kiểu dáng của sản phẩm nên không có căn cứ để bảo vệ nhãn hiệu này.

4. Để đáp ứng tiêu chuẩn được bảo hộ của pháp luật thì hãng V phải tiến hành theo thủ tục của pháp luật. Cụ thể: Để được bảo hộ về nhãn hiệu thì hãng V phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 72,73,74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

Sau đó hãng V tiến hành đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. khi đó hãng V làm đơn đăng ký nhãn hiệu.

Theo Điều 100 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 có quy định đơn bao gồm:

– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

– Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

– Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép vềCó nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ trước khi xảy ra tranh chấp không ?​”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *