Có khởi kiện được khi cửa hàng khác phá giá ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào Luật sư Minh Khuê! Nhà tôi hiện đang kinh doanh phân phối gas lẻ, có đầy đủ giấy tờ, đóng thuế rất nghiêm chỉnh, giá gas được nhà máy, báo đài báo giá tối đa hiện tại là 273.000 Đ.

Tuy nhiên hiện nay có một số nơi không đăng kí kinh doanh, họ đặt bình gas trong nhà và bỏ chui, hoặc một số cửa hàng mới mở đã bỏ giá bán lẻ rất thấp, thấp hơn tới 30.000đ. Điều đó khiến cho uy tín của một số cửa hàng lâu năm như chúng tôi bị hạ thấp, cửa hàng tôi không thể hạ thấp giá nữa bởi có rất nhiều chi phí của giấy tờ hàng năm đội lên. Xin hỏi chúng tôi có thể khởi kiện họ về việc bán phá giá được không? hay có cách nào để can thiệp ép họ điều chỉnh giá đúng với giá bán thị trường hay không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho chúng tôi.  

>> , gọi:

 

Trả lời:

Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị đến Bộ phận luật sư T của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

–  về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh

–  Quy định xử phạt trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2. Nội dung tư vấn:

1/.Trước tiên, cần làm rõ thế nào là bán phá giá. Bán phá giá là khái niệm được dùng trong thương mại quốc tế, là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu (bán sang thị trường nước khác) với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước xuất khẩu.Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản là nếu giá xuất khẩu (giá XK) của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa (giá thông thường) của nó thì sản phẩm đó được coi là bán phá giá tại thị trường nước nhập khẩu sản phẩm đó. Như vậy, hành vi của các cửa hàng bán lẻ ga được bạn nhắc tới ở trên không thuộc đối tượng điều chỉnh của hành vi bán phá giá, nên bạn không thể kiện họ về hành vi bán phá giá được.

2/.Luật TM quy định: Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật. Như vậy có thể hiểu nếu không phải thương nhân thì không phải đăng ký kinh doanh.

Cụ thể, theo  : Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại).

Theo khoản 1 Điều 3  , cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là thương nhân theo quy định của Luật TM 2005  Cụ thể 

1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:
 
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
 
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
 
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
 
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;
 
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
 

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

Như vậy, các cơ sở bán gas khác bắt buộc phải tiến hành đăng ký kinh doanh, việc không đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 185/2013/NĐ-CP như sau:

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.”

Theo đó, trong trường hợp này, bạn có thể tố giác các hành vi sai phạm trong hoạt động kinh doanh này với cơ quan chức năng để tiến hành xử phạt, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh của họ, để họ tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh và việc kinh doanh đúng theo quy định pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với  hoặc gửi qua email:  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận dân sự – Minh KHuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *