Có được mang 2 quốc tịch Việt Nam và Đài Loan không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư,tôi sinh tại Việt Nam, ba tôi là người Đài Loan, mẹ là người Việt Nam. Năm tôi 18 tuổi, được ba tôi thôi quốc tịch Việt Nam và đổi quốc tịch sang Đài Loan. Hiện tại tôi vẫn còn ở Việt Nam nên muốn nhập thêm quốc tịch Việt Nam để thuận tiện trong công việc. Xin hỏi tôi có thể mang cùng lúc 2 quốc tịch được không? Xin cám ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật Quốc tịch Việt Nam

 

2. :

Theo Luật Quốc tịch Việt Nam, việc cho phép có hai quốc tịch chỉ áp dụng đối với một số ngoại lệ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 gồm:

  • Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
  • Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
  • Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

Trường hợp mang quốc tịch Việt Nam, nhưng đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, muốn quay lại quốc tịch Việt Nam thì thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Quốc tịch:

Điều 23. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam

1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Xin hồi hương về Việt Nam;

b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam;

d) Có lợi cho Nhà nước cCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

2. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

3. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

4. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, với các quy định như trên, pháp luật Việt Nam vẫn cho phép một số trường hợp được mang hai quốc tịch. Tuy nhiên, việc mang hai hay nhiều quốc tịch còn căn cứ vào quy định pháp luật của nước mà bạn có quốc tịch khác quốc tịch Việt Nam, trường hợp pháp luật quốc gia đó chỉ cho phép có một quốc tịch thì bạn không thể cùng lúc mang hai quốc tịch trong khi đang mang quốc tịch quốc gia đó.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *