Có được ký hợp đồng lao động với lao động nữ trong thời kỳ thai sản hay không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn về bảo hiểm thai sản

Trả lời:

Chào bạn,cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

 

 

 

Nội dung tư vấn:

Đơn vị mình là đơn vị trường học hiện tại đang thiếu giáo viên. Mới đây có văn bản của cấp trên cho người vê dạy hợp đồng tại đơn vị mình. Nhưng người mới này mới sinh con đến thời điểm hiện tại chưa được một tháng. Cho mình hỏi nếu đơn vị mình ký kết hợp đồng với người này thì đơn vị mình có vi phạm pháp luật không?

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều 40. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;

b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.

Như vậy, lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con. Ở đây người này tự nguyên, không bị ép buộc và do đó việc ký kết hợp đồng với họ không vi phạm pháp luật.

Chào luật sư Xingiayphep . Cho e hoi vai điệu về thai sản ak. em đóng bảo hiễm dược 6thang rồi nhưng không may cty em làm bị phá sản vậy e có đuợc hưởng bh hay ko .Nhờ luật sư chỉ giúp em với. Em cảm on nhìu ak

Bạn đã đóng bảo hiểm được 6 tháng, việc công ty bạn đang làm phá sản thì bạn sẽ không mất đi số tiền đã đóng rồi, vì số tiền này đã được đóng lên cơ quan BHXH. Bạn nên đến công ty và yêu cầu công ty chốt sổ BHXH cho bạn. Khi có công việc mới, bạn nộp sổ và tham gia BHXH tại công ty mới.

vợ tôi là giáo viên đang công tác ở một trường công lập thuộc tỉnh Bình Phước, nghỉ thai sản trùng vào dịp hè thì có được nghỉ bù không?tôi có thắc mắc với hiệu trưởng thì được trả lời là không được nghỉ bù.Như vậy có đúng không? mong Luật Minh Khêu tư vấn dùm, tôi xin chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 5 thông tư 28/2009/TT- BGDĐT Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông như sau:

Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm

3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: , nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động”.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Về chế độ thai sản:
Điều 157 Bộ luật lao động 2012: “lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Ngoài ra, Điều Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định, mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp của bạn thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép đó thì bạn nghỉ sinh con và hưởng chế độ thai sản theo luật bảo hiểm xã hội. Vì vậy, bạn có thể đề nghị hiểu trưởng nhà trường bố trí cho bạn nghỉ phép trước khi nghỉ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ phép sau khi nghỉ thai sản chứ không được nghỉ bù.

Cơ quan tôi có 1 viên chức nghỉ thai sản. Nếu muốn thuê 1 nhân viên khác làm thay người này trong 6 tháng thì có được ký hợp đồng khoán việc không hay phải ký hợp đồng lao động? Thuế TNCN của người này sẽ được tính như thế nào?

Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.

Đối tượng của hợp đồng khoán việc: Công việc mang tính chất thời vụ, ngắn hạn phải thực hiện theo thỏa thuận.

Những trường hợp được sử dụng hợp đồng khoán việc đó là: trường hợp công việc giao khoán là công việc chỉ mang tính chất thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định, là công việc không có tính chất ổn định và lâu dài. 

Những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài sẽ không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động theo một trong ba loại sau:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Điểm khác biệt giữa hợp đồng lao động và hợp đồng khoán việc:

– Hợp đồng lao động theo quy định Bộ luật lao động 2012 thì : Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Như vậy điểm khác biệt của hợp đồng khoán việc đối với hợp đồng lao động đó là:

thứ nhất, hợp đồng mà người lao động chỉ cần dùng sức lao động của mình để hoàn thành công việc do người sử dụng lao động giao và nhận tiền lương.Còn hợp đồng khoán việc là hợp đồng mà người được nhận giao khoán phải bỏ toàn bộ hoặc một phần vật chất, cùng với sức lao động của mình để hoàn thành công việc được giao khoán và nhận phần tiền công giao khoán.

Thứ hai đó là hợp đồng giao khoán chỉ đước sử dụng đối với loại công việc chỉ mang tính chất thời vụ, diễn ra trong một thời điểm nhất định mang tính chất ngắn hạn, công việc không ổn định và không lâu dài. Còn đối với hợp đồng lao động thì áp dụng đối với loại công việc mang tính chất ổn định, lâu dài.

Ngoài ra, Điều 22 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

Như vậy, trường hợp này có thể ký hợp đồng lao động. Thuế TNCN sẽ được tính vào thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Nhờ luật sư tư vấn hộ cho tôi về Nghị đinh 61/2006 Chế độ thu hút cho giáo viên với nội dung sau: Tháng 10 năm 2007 tôi được phân công công tác tại xã vùng 3 nên được hưởng chế độ thu hút theo Nghị định 61/2006 dành cho GV. Tuy nhiên năm 2009 tôi sinh con và nghỉ chế độ thai sản 5 tháng ( từ tháng 8/2009 đến hết tháng 12/2009). Trong thời gian nghỉ chế độ thai sản tôi không được hưởng chế độ thu hút theo Nghị định 61/2006.Đến tháng 10/2012, kế toán trường chấm dứt chế độ thu hút của tôi. Nếu trừ thời gian tôi nghỉ sinh 5 tháng ra tôi mới được hưởng chế độ thu hút được 4 năm 7 tháng. vậy tôi co được rính them 5 tháng nưa cho đủ 5 năm theo Nghi đinh ko? tôi xin chân thành cảm ơn

Theo điều 8, quy định:

1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (thuộc địa phương hoặc từ địa phương khác đến) được điều động đến công tác hoặc hiện đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

2. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm. Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút của các đối tượng được xác định như sau:

a) Tính từ ngày nhận quyết định đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được điều động đến sau khi Nghị định này có hiệu lực;

b) Tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nhưng chưa được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 07 năm 2001 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

c) Tính từ ngày được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 07 năm 2001 của Chính phủ đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 07 năm 2001 của Chính phủ.”

Khoản 2, điều 1, bổ sung khoản 3 điều 8 nghị định 61/2006/NĐ-CP:

Điều 8. Phụ cấp thu hút

3. Tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã hết thời hạn công tác theo quy định nhưng cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền chưa sắp xếp, luân chuyển công tác trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tê – xã hội đặc biệt khó khăn thì tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), nhưng thôi không hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 5 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, bạn chỉ được hưởng phụ cấp thu hút trong thời gian làm việc với thời hạn 5 năm, còn các khoảng thời gian nghỉ việc ( cụ thể đây là nghỉ chế độ thai sản) thì hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, và thời gian nghỉ thai sản không được tính vào 5 năm hưởng phụ cấp thu hút. Vì vậy, bạn có thể hưởng tiếp 5 tháng phụ cấp thu hút còn lại. 

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Luật Lao động – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *