Có được đăng ký nhãn hiệu có dấu hiệu gây nhầm lẫn khi công ty đã đăng ký trước đó bị giải thể ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Công ty xin giấy phép là tổ chức đại diện được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cấp phép hoạt động tư vấn lĩnh vực sở hữu trí tuệ về bảo hộ nhãn hiệu và thủ tục đăng ký nhãn hiệu, cách thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu hiện nay:

1. Có được đăng ký nhãn hiệu của công ty đã giải thể ?

Chào Xin giấy phép! Công ty A ngày 01/08/2011 nộp đơn đăng kí nhãn hiệu X cho văn phòng phẩm nhóm 16. Ngày 01/02/2013, Cục Sở hữu trí tuệ có quyết định từ chối vì cho rằng nhãn hiệu trên tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của công ty B cho văn phòng phẩm có hiệu lục đến ngày 31/12/2013. Qua tìm hiểu, công ty A biết rằng công ty B đã giải thể ngày 01/04/2006. Anh(chị) hãy tư vấn đưa ra những phương án để công ty A cần làm gì để đăng kí được nhãn hiệu X.

Trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

– Công ty A có thể đăng ký nhãn hiệu hay không?

Khoản 16 Điều 4 () quy định:

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Để được cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu thì nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác: không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký và sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự.

Như vậy, theo nguyên tắc, nhãn hiệu của công ty A sẽ không được bảo hộ vì: nhãn hiệu này có dấu hiệu tương tự (tương tự về cách phát âm, tương tự về cấu tạo nhãn hiệu, trùng đến 4/5 chữ cái) gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của công ty B đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, hơn nữa công ty A lại đăng ký nhãn hiệu có dấu hiệu tương tự cho loại hàng hóa trùng với hàng hóa mà công ty B đã đăng ký.

Tuy nhiên, theo thông tin mà bạn cung cấp, công ty A vẫn có thể được đăng ký nhãn hiệu vì:

Thứ nhất, mặc dù văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu của công ty B vẫn đang còn có hiệu lực đến ngày 31/12/2013, tuy nhiên công ty B đã giải thể (không còn tồn tại) ngày 01/04/2006, tức là trước ngày hết hiệu lực văn bằng bảo hộ. Căn cứ vào Điểm c Khoản 1 Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009: Văn bằng bảo hộ sẽ bị chấm dứt hiệu lực nếu: “c) Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;”

Như vậy, khi văn bằng bảo hộ của công ty B chấm dứt thì nhãn hiệu của họ cũng sẽ không được bảo hộ nữa. Do đó, công ty A vẫn có thể có quyền được đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, nếu văn bằng bảo hộ của công ty B bị chấm dứt hiệu lực vì lý do chủ sở hữu nhãn hiệu không còn tồn tại thì theo Điểm h Khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009:

“2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;”

Tức là sau 5 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu của công ty B bị chấm dứt, công ty A mới có thể được đăng ký nhãn hiệu BINKA của mình.

Thứ hai, công ty A cũng có thể đăng ký nhãn hiệu X nếu chứng minh được nhãn hiệu không được công ty B sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng. Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009: nếud) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;thì sẽ bị chấm dứt hiệu lực văn bằng. Lúc này công ty A có thể đăng ký nhãn hiệu X mà không phải chờ 5 năm (như quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009).

– Phương án để công ty A đăng kí được nhãn hiệu

Dựa theo những phân tích ở trên về khả năng có thể đăng ký nhãn hiệu, chúng tôi xin đưa ra bốn phương án để công ty A lựa chọn như sau:

Phương án 1: Công ty A cần đưa ra chứng cứ để chứng minh công ty B đã không còn tồn tại vào thời điểm công ty A nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Căn cứ vào Điểm c Khoản 1 Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 để yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu của công ty B.

Tuy nhiên, với cách này công ty A sẽ phải chờ 5 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu của công ty B bị chấm dứt, công ty A mới có thể được đăng ký nhãn hiệu BINKA của mình. (Điểm h Khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Phương án 2: Công ty A cần tìm bằng chứng chứng minh công ty B không sử dụng nhãn hiệu BILKA trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng. Nếu “Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;” (Điểm d Khoản 1 Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì sẽ bị chấm dứt hiệu lực văn bằng. Lúc này công ty A có thể đăng ký nhãn hiệu mà không phải chờ 5 năm (Điểm h Khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009) như ở phương án 1.

Phương án 3: Công ty A cần đặt nhãn hiệu khác trong trường hợp cảm thấy có thể đặt nhãn hiệu khác thay cho nhãn hiệu X. Đây được xem là phương án cuối cùng được chọn lựa để tránh những tranh chấp không đáng có, tránh hao tổn công sức và tiền bạc.

2. Bảo hộ nhãn hiệu là tên tiệm trà ?

Chào luật sư, mẹ em có cơ sở sản xuất trà tên tiệm là Thái Sơn,trước khi bà chết có cho em mở tiệm lấy tên là Tân Thái Sơn ,sau khi mẹ chết anh của em có đăng ký nhãn hiệu bảo hộ, tiệm Thái Sơn, của em là Tân Thái Sơn. Vậy anh em muốn đưa đơn thưa em vì chung với nhãn hiệu được bảo hộ được không ?

Chân thành cảm ơn anh chị.

Trả lời:

Khoản 1 và khoản 2 Điều 129 quy định về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau:

Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

2. Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

Theo đó,

Thứ nhất, chỉ khi nhãn hiệu của bạn trùng hoặc tương tự với nhãn hiêu của anh trai bạn và loại hàng hóa, dịch vụ bạn kinh doanh cũng trùng hoặc tương tự hoặc có liên quan đến loại hàng hóa dịch vụ thuộc nhãn hiêu hàng hóa anh trai bạn đang kinh doanh thì mới bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Thứ hai, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của anh trai bạn diễn ra sau khi bạn đã mở cửa tiệm tên là Tân Thái Sơn. Trường hợp nếu bạn sử dụng “Tân Thái Sơn” là tên thương mại thì anh trai bạn đã vi phạm điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy đinh tại điểm k khoản 2 điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005:

2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;”

Trường hợp này bạn hoản toàn có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu hủy bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của anh trai bạn.

3. Tên thương hiệu gần giống nhau có đăng ký được không ?

Thưa luật sư, Em làm ở một công ty tên là X là một resort, em lập ra một đội chạy xe để lâu lâu tụ tập đi chơi lấy tên là X team, em nghe mấy nhân viên nhân sự nói là không được lấy tên đó vì vi phạm bản quyền. Xin được hỏi, như vậy có vi phạm không vì em nghĩ hai cái tên có phần giống nhau nhưng không làm ảnh hưởng gì cả ?

Rất mong nhận được giải đáp. Cảm ơn.

Trả lời:

Căn cứ khoản 1 điều 129 quy định:

Điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Theo quy định trên, hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là hành vi “sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ” cho “hàng hóa dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan” đến hàng hóa dịch vụ đang có nhãn hiệu được bảo hộ nếu việc sử dụng này gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ đó.

Trong trường hợp của bạn, việc bạn sử dụng tên X không thuộc các trường hợp theo quy định trên, nên không thể coi đó là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

4. Đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, logo Công ty ?

Thưa Luật sư, , Bên mình là công ty cung cấp các mặt hàng Nhật dạng siêu thị. Hiện tại bên mình muốn đăng ký bản quyền và độc quyền nhãn hiệu NIPPONSHOP Logo: ​Mình cần tư vấn và báo giá về dịch vụ này nhé ? Mình cảm ơn!

Cảm ơn câu hỏi của bạn, Xin giấy phép xin tư vấn như sau:

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”

Để đăng ký nhãn hiệu của công ty, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

+ Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kích thước 80 x 80 mm, một mẫu nhãn hiệu/logo/thương hiệu chuẩn mực bao gồm ba bộ phần cấu thành chính: 1. Phần hình; 2. Phần chữ; 3. slogan).

+ Các tài liệu liên quan (nếu cần);

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Người nộp đơn nộp các khoản phí và lệ phí theo quy định (tại thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016)

1 Lệ phí nộp đơn 150.000đ
2 Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối vớikiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm, đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ, 550.000đ
– Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi trang, mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi. 120.000đ
3 Phí phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ đối với nhãn hiệu (cho mỗi nhóm có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ) 100.000đ
– Nếu mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 20.000đ
4 Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) 600.000đ
5 Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định, giải quyết khiếu nại và các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ 180.000đ
– Nếu đối tượng tra cứu là nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000đ
6 Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp 120.000đ
7 Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp 120.000đ
8 Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ 700.000đ
9 Phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam – không bao gồm các khoản phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế 2.000.000đ
10 Phí riêng đối với đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid có chỉ định Việt Nam
– Phí thẩm định đơn cho mỗi nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ 3.600.000đ
– Phí thẩm định đơn gia hạn cho mỗi nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ 3.200.000đ

5. Tư vấn đăng ký nhãn hiệu và quảng bá nhãn hiệu nông sản địa phương ?

Chào văn phòng luật sư ! Em có vấn đề muốn xin tư vấn giúp, cụ thể: nhận thấy vùng quê em sản xuất hàng nông sản,chất lượng nhiều người biết đến, nhưng để quảng bá hình ảnh cũng như thương hiệu chưa ai đứng ra làm, nhận thấy nhu cầu tất yếu mà xã hội cần cũng như muốn xây dựng thương hiệu trên quê hương, em muốn đóng gói sản phẩm đó nhưng phần trên em ghi sản phẩm +Ttên địa phương, bên dưới em ghi cơ sở sản xuất, đóng gói, nếu như vậy có cần đăng kí nhãn mác cũng như thương hiệu không? Vì nếu lấy tên cơ sở em thì mất thời gian để quảng bá, thay vì em lấy luôn tên địa phương trên đầu ?

Xin văn phòng luật sư tư vấn giúp, em xin cảm ơn.

-Vanquyetta91

Trả lời:

Thứ nhất, bạn cần xác định địa phương của bạn đã được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mà bạn đang sản xuất hay chưa? theo quy định tại khoản 22 Điều 3 .

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Nếu địa phương bạn đang được bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đó thì việc bạn sản xuất và gắn nhẵn mác cho sản phẩm phải đảm bảo sản phẩm đó có nguồn gốc tại địa phương và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm theo chất lượng chung tại địa phương, lúc này bạn không cần phải đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm đó mà có thể trực tiếp sử dụng chỉ dẫn địa lý.

(bạn có thể xem danh sách các )

Thứ hai, trường hợp địa phương bạn chưa được bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đó thì bạn có thể đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, cần lưu ý:

Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.

Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu

2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;

Vậy đối với trường hợp của bạn nhãn hiệu ghi ” tên sản phẩm + tên địa phương” thì theo quy định trên, nhãn hiệu của bạn sẽ không được bảo hộ.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ vui lòng gọi: (nhấn máy lẻ phím 9) để được

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *