Chuyển hóa từ tội trộm cướp giật tài sản thành tội cướp tài sản

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, tôi có một vấn đề cần tư vấn như sau: Em trai tôi đang bị tạm giữ vì em trai tôi có hành vi giật túi sách của người đang đi bộ trê đường và giữa em trai tôi và người bị hại đã có sự giằng co. Em trai tôi đã rút trong người ra một con dao đe dọa người đó tuy nhiên trong quá trình

giằng co em trai tôi vô tình đẩy người đó xuồng đập đầu vào đá dẫn đến tử vong trên đường đi cấp? Tôi muốn hỏi là em trai tôi có bị thêm tội giết người hay không? Em trai tôi năm nay là 19 tuổi. Xin cảm ơn luật sư.

TRẢ LỜI:

Trước hết thay mặt bộ phận tư vấn pháp luật công ty Xin giấy phép cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi đã tìm hiểu và tư vấn như sau:

Theo như lời mô tả của bạn thì em trai bạn đã có hành vi cướp giật tài sản của người khác. có quy định tại Điều 171 về ” Tội cướp giật tài sản”:

Điều 171. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Theo đó, các yếu tố cấu thành tội ” Tội cướp giật tài sản” như sau:

– Về mặt chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm người từ đủ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu thuộc khoản 3 và khoản 4 Điều 171.

– Về mặt khách thể của loại tội này xâm phạm đến cả quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân của người bị hại.

– Về mặt khách quan: Cướp giật tài sản là nhanh chóng giật lấy tài sản của người khác một cách công khai rồi tìm cách tẩu thoát.

Hành vi ” giật” tài sản ở đây có thể hiểu là giằng lấy tài sản của người khác một cách nhanh chóng, ngay tức khắc. Thông thường thì hành vi giật tài sản một cách nhanh chóng tạo ra yếu tố bất ngờ đối với chủ sở hữu tài sản hay người quản lý tài sản làm cho những chủ thể này không có khả năng giữ được tài sản. Yếu tố bất ngờ, công khai, nhanh chóng tẩu thoát là yếu tố quan trọng để phân biệt ” cướp giật tài sản” với các tội phạm khác.

Hậu quả của tội cướp giật tài sản là những thiệt hại về tài sản ngoài ra có thể có những thiệt hại về sức khỏe…

– Về mặt chủ quan của tội phạm: người phạm tội thực hiện hành vi một cách cố ý. Mục đích của người phạm tộI là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

Theo như mô tả của anh, thì có vẻ các hành vi của em trai anh thuộc vào ” Tội cướp giật tài sản”. Tuy nhiên, chi tiết quan trọng là khi bị giật lại đồ thì em trai bạn đã đem dao ra chống trả. Hành vi này lại giống với mặt khách quan của tội cướp tài sản ” dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”.

Trong trường hợp này, người phạm tội khi xảy ra giằng co với người bị hại, có hành vi dùng vũ lực để tấn công lại người đó nhằm mục đích giành lại bằng được tài sản thì từ ” tội cướp giật tài sản” chuyển hóa thành ” tội cướp tài sản”. Vấn đề này được quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV ” các tội phạm xâm phạm sở hữu” của bộ luật hình sự năm 1999, mặc dù bộ luật hình sự năm 1999 đã hết hiệu lực nhưng văn bản hướng dẫn về nhưng tội danh trong đó vẫn còn hiệu lực, chưa bị thay thế bởi một văn bản nào khác:

“6.2. Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là “hành hung để tẩu thoát” mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.”

Vì vậy, trong trường hợp của em trai anh sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về ” Tội cướp tài sản”.

* Ngoài ra, em trai anh trong có quá trình giằng co với bị hại đã vô tình xô ngã người đó dẫn đến người đó tử vong trên đường đi cấp cứu. Hành vi này của em trai anh không cấu thành tội ” Giết người” những sẽ là tình tiết tăng nặng của ” Tội cướp tài sản” theo điểm c Khoản 1 Điều 168 :

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *