Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Dấu hiệu phạm tội hay dấu hiệu tội phạm là gì ? Khi nào một vụ việc được chuyển hồ sơ để điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự ? và một số vấn đề liên quán đến việc điều tra, truy tố, khởi tố vụ án sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Thủ tục chuyển hồ sơ xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Xin chào luật sư! Tôi xin trình bày sự việc như sau: ” Ngày 11/03/2016 bạn tôi có vận chuyển 500 bao thuốc lá ngoại nhập lậu và bị CSKT bắt giữ (kèm theo là biên bản tạm giữ tang vật và phương tiện). Đến ngày 25/03/2016 đội CSKT ra biên bản vi phạm hành chính với bạn tôi. Sau đó hồ sơ được chuyển về UBND tỉnh để ra quyết định xử phạt. Đến ngày 29/04/2016 UBND tỉnh ra ”.

Trong suốt quá trình xử lý bạn tôi không có yêu cầu giải trình. Qua sự việc như trên luật sư vui lòng cho tôi hỏi, đội CSKT ra biên bản vi phạm hành chính như vậy có đúng với trình tự thủ tục của pháp luật không? Quyết định xử phạt của UBND tỉnh ban hành có đúng với thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Luật 2012 không?

– Luật sư cho hỏi sự việc nêu trên của bạn tôi có phải là “trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng”không?.

– ”Người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc” ở sự việc nêu trên là ai (Chủ tịch tỉnh hay CSKT)? Nếu bây giờ bạn tôi khởi kiện quyết định của UBND tỉnh ra tòa hành chính thì có bao giờ xảy ra trường hợp bị quay lại khởi tố hình sự không?

Xin cảm ơn luật sư rất nhiều!

Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 184/2013/NĐ-CP quy định về trường hợp của bạn như sau:

Điều 25. Hành vi vi phạm về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu

2. Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Điều 62 quy định:

Điều 62. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

2. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.

Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, nếu cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

4. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm.

Như vậy trong trường hợp bạn cần tư vấn, bạn của bạn đã buôn lậu 500 bao thuốc lá, theo nghị định 124/2015/NĐ-CP nêu trên thì vụ việc phải được chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự và ra quyết định xử phạt hành chính như vậy là sai quy định Pháp Luật. Khi phát hiện ra dấu hiệu tội phạm hình sự theo quy định tại mục 22 điều 1 Nghị định 124/2014/NĐ-CP thì vụ việc sẽ được chuyển hồ sơ vi phạm sang cho cơ quan tố tụng hình sự để điều tra theo quy định tại điều 62 Luật xử lý vi phạm hành hính 2012.

Thẩm quyền về việc lập biên bản vi phạm hành chính được quy định tại Điều 100, Điều 101, Điều 102, Điều 103 như sau:

Điều 100. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 101 đến Điều 103 của Nghị định này có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 101. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 102. Thẩm quyền của Quản lý thị trường

1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này, trừ biện pháp buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh và buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện.

3. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng Chống buôn lậu, Trưởng phòng Chống hàng giả, Trưởng phòng Kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

Điều 103. Thẩm quyền của Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra chuyên ngành

1. Những người có thẩm quyền của cơ quan Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Những người có thẩm quyền của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 42 Luật Xử lý vi phạm hành chính và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

3. Những người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính về mua bán, vận chuyển hàng hóa qua biên giới quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 40 Luật Xử lý vi phạm hành chính và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

4. Những người có thẩm quyền của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính về mua bán, vận chuyển hàng hóa qua biên giới quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 41 Luật Xử lý vi phạm hành chính và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

5. Những người có thẩm quyền của cơ quan thanh tra quy định tại Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính và lĩnh vực quản lý của ngành.

2. khi có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự ?

Xin chào xin giấy phép, một người anh của tôi thực hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, và bị cơ quan công an ra quyết định xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên anh tôi không thực hiện việc nộp phạt tại kho bạc theo quy định.

Vậy sau này anh tôi có được xóa tiền sự không, nếu có thì sau bao lâu mới được xóa. Hay nếu không thực hiện việc nộp phạt thì không bao giờ được xóa ?

Cảm ơn.

Xử lý vi phạm hành chính khi có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự ?

Trả lời:

Điều 7 quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính:

“1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”

Như vậy, trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính mà không tái phạm nữa thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.Tuy nhiên trong trường hợp này do anh bạn chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định nên sẽ không được xóa tiền sự, vì thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính chỉ được tính từ thời điểm sau 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính và không tái phạm.

3. Tư vấn về việc xử phạt hành chính có dấu hiệu tội phạm ?

Xin chào luật sư ! em có vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự giải đáp như sau: Người vi phạm hành chính không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện việc nộp tiền phạt hay biện pháp khắc phục hậu quả mà quá thời gian quy định thì cơ quan chức năng yêu cầu cho họ tự kê biên .

1/ Người vi phạm hành chính không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện việc nộp tiền phạt hay biện pháp khắc phục hậu quả mà quá thời gian quy định thì cơ quan chức năng yêu cầu cho họ tự kê biên tài sản chung, riêng và ghi mức thu nhập chính của vợ hoặc chồng người vi phạm trước khi ra quyết định kê biên tài sản thì có đúng pháp luật không?

2/ Một người có hành vi phá rừng tại 2 vị trí khác nhau (hai vị trí đó cách nhau chỉ có 1 con đường chiều ngang khoảng 5m), cơ quan chức năng không phát hiện kịp thời mà chỉ phát hiện khi họ đang đốt và tỉa lúa nên tiến hành lập 1 biên bản VPHC về HV phá rừng trái pháp luật. Sau khi căn cứ thì vụ vi phạm này có dấu hiệu hình sự (không thuộc phạm vi xử lý của Nghị định xử phạt HC). Họ lập 1 biên bản như thế có đúng pháp luật không? Vụ vi phạm này có nên tách ra 2 biên bản để xử lý hành chính không?

3/ Ông A thuê ông B đưa xe cơ giới vào rừng trồng phòng hộ đào bới, san ủi để mở đường đi (giữa ông A và ông B có làm hợp đồng) và ghi rõ nếu liên quan đến pháp luật thì ông A phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật (vì ông B không biết khu vực này là rừng phòng hộ do Nhà nước quản lý mà chỉ biết ông A nói là rừng của gia đình ông A nên đi làm). Khi cơ quan chức năng phát hiện lập biên bản và đề nghị xử lý cả 2 ông như thế có đúng PL không?

Em xin chân thành cảm ơn !

Người gửi: N.B

Tư vấn về việc xử phạt hành chính có dấu hiệu tội phạm ?

:

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi những thắc mắc tới Công ty Xin giấy phép chúng tôi. Với những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn vói bạn như sau:

1/ Người vi phạm hành chính không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện việc nộp tiền phạt hay biện pháp khắc phục hậu quả mà quá thời gian quy định thì cơ quan chức năng yêu cầu cho họ tự kê biên tài sản chung, riêng và ghi mức thu nhập chính của vợ hoặc chồng người vi phạm trước khi ra quyết định kê biên tài sản thì có đúng pháp luật không?

Điều 22 quy định về Tổ chức thi hành cưỡng chế kê biên tài sản

“1. Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày, thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ.

2. Người ra quyết định cưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế chủ trì thực hiện việc kê biên.

3. Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt cá nhân bị cưỡng chế hoặc người thành niên có đầy đủ năng lực trong gia đình, đại diện tổ chức bị kê biên tài sản, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.

Nếu cá nhân phải thi hành quyết định cưỡng chế hoặc người thành niên trong gia đình cố tình vắng mặt, thì vẫn tiến hành kê biên tài sản nhưng phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.

4. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, người được giao chủ trì kê biên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đó không ảnh hưởng đến việc cưỡng chế.

Nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không đề nghị cụ thể việc kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng được kê biên trước.

5. Chỉ kê biên những tài sản thuộc sở hữu chung của cá nhân bị cưỡng chế với người khác nếu cá nhân bị cưỡng chế không có hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.

Cơ quan tiến hành kê biên có trách nhiệm thông báo công khai thời gian, địa điểm tiến hành kê biên để các đồng sở hữu biết. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản kê biên được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản”

Theo quy định trên thì việc kê biên tài sản phải do người ra quyết định cưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế trực tiếp thực hiện. Chỉ kê biên những tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng là người bị cưỡng chế không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế. trong cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính bằng biện pháp kê biên tài sản thì cá nhân bị cưỡng chế có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước,tài sản nào sau. Như vậy, việc kê biên tài sản chỉ được thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền, người áp dụng biện pháp kê biên tài sản không có quyền tự kê biên mà chỉ có quyền đề nghị kê biên loại tài sản nào trước.

2/ Một người có hành vi phá rừng tại 2 vị trí khác nhau (hai vị trí đó cách nhau chỉ có 1 con đường chiều ngang khoảng 5m), cơ quan chức năng không phát hiện kịp thời mà chỉ phát hiện khi họ đang đốt và tỉa lúa nên tiến hành lập 1 biên bản VPHC về HV phá rừng trái pháp luật. Sau khi căn cứ thì vụ vi phạm này có dấu hiệu hình sự (không thuộc phạm vi xử lý của Nghị định xử phạt HC). Họ lập 1 biên bản như thế có đúng pháp luật không? Vụ vi phạm này có nên tách ra 2 biên bản để xử lý hành chính không?

Trong trường hợp này, lúa không được coi là rừng nên không thể nói người này có hành vi phá rừng ở hai vị trí khác nhau. Người có thẩm quyền lập biên bản xử phạt hành chính sẽ lập hai biên bản xử phạt hành chính đối với hành vi phá hoại rừng theo quy định tại và biên bản thứ hai về việc hủy hoại tài sản của người khác vì người này thực hiện việc đốt, tỉa lúa. Nếu việc phá rừng có dấu hiệu của hình sự thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 189 Bộ luật hình sự.

3/ Ông A thuê ông B đưa xe cơ giới vào rừng trồng phòng hộ đào bới, san ủi để mở đường đi (giữa ông A và ông B có làm hợp đồng) và ghi rõ nếu liên quan đến pháp luật thì ông A phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật (vì ông B không biết khu vực này là rừng phòng hộ do Nhà nước quản lý mà chỉ biết ông A nói là rừng của gia đình ông A nên đi làm). Khi cơ quan chức năng phát hiện lập biên bản và đề nghị xử lý cả 2 ông như thế có đúng PL không?

Hành vi của ông A sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 20 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Điều 20: Phá rừng trái pháp luật

“Người có hành vi chặt phá cây rừng; đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 12 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng1c dưới 1.500 m2.

b) Rừng sản xuất dưới 800 m2.

c) Rừng phòng hộ dưới 500 m2.

d) Rừng đặc dụng dưới 200 m2.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng1c từ 1.500 m2 đến 5.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ 800 m2 đến 1.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ 500 m2 đến 800 m2.

d) Rừng đặc dụng từ 200 m2 đến 300 m2.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng1c từ trên 5.000 m2 đến 10.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ trên 1.000 m2 đến 2.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ trên 800 m2 đến 1.500 m2.

d) Rừng đặc dụng từ trên 300 m2 đến 500 m2.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng1c từ trên 10.000 m2 đến 20.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ trên 1.500 m2 đến 2.000 m2.

d) Rừng đặc dụng từ trên 500 m2 đến 700 m2.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng1c từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

d) Rừng đặc dụng từ trên 700 m2 đến 1.000 m2″

Nếu ông B chứng minh được mình chỉ là người làm thuê cho ông A và không hề biết đây là khu rừng phòng hộ thuộc sự quản lý của nhà nước thì B không phải thi hành quyết định xử phạt hành chính.

Trên đây là nội dung tư vấn chủa chúng tôi dành cho quý khách hàng. Ý kiến tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật và những thông tin mà quý khách hàng cung cấp. mục đích đưa ra sự tư vấn là để cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trân trọng./.

Bộ phận hình sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *