Chứng minh nhân dân bị hết hạn có tham gia giao dịch dân sự được hay không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Chứng minh nhân dân của tôi bị hết hạn thì có thể giao dịch với ngân hàng, cụ thể là làm hồ sơ vay vốn được hay không? Ngân hàng bảo rằng theo quy định không sử dụng chứng minh nhân dân hết hạn để vay vốn được, vì như vậy rất rủi ro cho ngân hàng thì có đúng hay không? Cảm ơn!

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Theo Điều 385 của Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng dân sự như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Như vậy, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi đáp ứng đủ 4 điều kiện sau:

– Chủ thể ký kết phải hợp pháp, các bên giao kết phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

– Chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện, tức là xuất phát từ ý chí, từ sự tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận hợp đồng đó.

– Nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

– Thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo những thể thức nhất định phù hợp với quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng.

Các trường hợp hợp đồng vô hiệu khi không đáp ứng được các điều kiện sau:

– Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123 BLDS)

– Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124 BLDS)

– GDDS vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 BLDS)

– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126 BLDS)

 – Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa,cưỡng ép (Điều 127 BLDS)

– Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Đ128 BLDS)

– Giao dịch dân sự do không tuân thủ quy định về hình thức (Đ129 BLDS)

– Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần (Đ130 BLDS)

– Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 408 BLDS 2015)

Do vậy, trường hợp chứng minh thư nhân dân đã quá hạn sử dụng không có giá trị chứng minh nhân thân khi giao dịch, tuy nhiên nếu vẫn đảm bảo về chủ thể giao kết thì sẽ không ảnh hưởng đến việc ký kết các loại hợp đồng và hợp đồng sẽ không bị coi là vô hiệu.

Đồng thời, theo Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch ngày 16/02/2015 quy định về bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao như sau:

1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.

6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”

Căn cứ quy định của pháp luật nêu trên thì chứng minh thư nhân dân mặc dù đã hết hạn nhưng không thuộc một trong các trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao đã nêu ở trên. Vì vậy, chứng minh thư nhân dân đã hết hạn vẫn có thể chứng thực được như bình thường khi xuất trình bản chính cho cán bộ tư pháp. 

Theo Điều 2 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP thì chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp. Quy định này nhằm đảm bảo khả năng nhận dạng người được cấp chứng minh nhân dân. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định rằng công dân không được sử dụng CMND đã hết thời hạn sử dụng. Việc xác định tính hợp lệ của CMND hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng điều kiện để CMND được coi là hợp lệ là CMND đó phải còn thời hạn sử dụng, tính từ ngày cấp, đổi, cấp lại. Quan điểm khác thì cho rằng do hiện nay không có văn bản pháp luật nào quy định không được sử dụng CMND hết thời hạn sử dụng nên nếu như CMND vẫn còn khả năng nhận dạng thì CMND đó vẫn được coi là hợp lệ. Thực tế khi thực hiện các giao dịch giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, công dân vẫn sử dụng CMND hết thời hạn sử dụng làm giấy tờ tùy thân như đi công chứng hợp đồng, giao dịch, gửi tiền tại ngân hàng, đi tàu xe, hay tham gia tố tụng tại tòa, ngay cả khi bị cơ quan công an kiểm tra giấy tờ tùy thân khi vi phạm giao thông nếu công dân xuất trình giấy tờ tùy thân là CMND hết hạn sử dụng thì vẫn được chấp nhận.

Như vậy, vấn đề CMND hết hạn có được chấp nhận hay có ảnh hưởng đến hiệu lực của các giao dịch hay không thì vẫn còn tùy vào các cơ quan, tổ chức liên quan. Nếu ngân hàng mà bạn giao dịch không chấp nhận chứng minh nhân dân hết hạn thì đó là do quy định của ngân hàng, bạn phải tuân theo quy định đó.

Tuy nhiên, chứng minh thư nhân dân có tác dụng chứng nhận nhân thân bản thân mình theo Điều 7 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định sử dụng chứng minh nhân dân: 

“1- Công dân được sử dụng Chứng minh nhân dân của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch; xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Số Chứng minh nhân dân được dùng để ghi vào một số loại giấy tờ khác của công dân. 2- Nghiêm cấm việc làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, thế chấp… Chứng minh nhân dân.”

Do vậy, khi phát hiện chứng minh thư hết hạn, bạn nên làm thủ tục cấp lại chứng minh thư để đảm bảo khi thực hiện các giao dịch dân sự.

Trường hợp chứng minh thư hết hạn sử dụng thì bạn có thể xin theo Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định về chứng minh thư.

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định thủ tục nhân dân:  

Điều 6.  Thủ tục cấp Chứng minh nhân dân

Công dân quy định tại khoản 1 Điều 3 có nghĩa vụ phải đến cơ quan công an làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân :

b) Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân theo Điều 5 Nghị định này.

Đơn trình bày nêu rõ lý do xin đổi, cấp lại chứng minh nhân dân. Trường hợp cấp lại thì đơn phải có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú.

Xuất trình hộ khẩu thường trú;

Xuất trình quyết định thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

Chụp ảnh;

In vân tay hai ngón trỏ;

Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;

Nộp lại Chứng minh nhân dân đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung theo quy định tại các điểm c, d, e Điều 5 Nghị định này.”

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Chứng minh nhân dân bị hết hạn có tham gia giao dịch dân sự được hay không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  gọi số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *