Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chính của lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam là một trong những lực lượng vũ trang nhân dân của nước CHXHCN Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.

Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam.

Trả lời:

Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam là một trong những lực lượng vũ trang nhân dân của nước CHXHCN Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ. Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam. Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam được quy định trong của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 26/01/ 2008 như sau: Chức năng Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam.

>>

Nhiệm vụ:
– Trên các vùng biển và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam, lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép và mua bán người, vận chuyển, mua bán trái phép hàng hoá, vũ khí, chất nổ, chất ma tuý, tiền chất và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

– Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên để góp phần giữ gìn an ninh, trật tự, hòa bình và ổn định trên các vùng biển. – Thu thập, tiếp nhận thông tin, xử lý kịp thời và thông báo cho cơ quan chức năng có liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên; tham gia tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục sự cố trên biển và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường biển.

– Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân hoạt động trên biển; phối hợp với các lực lượng khác bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của người và phương tiện hoạt động hợp pháp trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam; phối hợp với các đơn vị khác của lực lượng vũ trang đđể bảo vệ chủ quyền, trên các hải đảo, vùng biển thuộc lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam và quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam.

Quyền hạn của Cảnh sát Biển Việt Nam được quy định tại Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 03/2008/PL-UBTVQH12 ngày 26/01/2008 năm như sau:

1. Khi phát hiện người và phương tiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên, lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam có quyền kiểm tra, kiểm soát; nếu có hành vi vi phạm thì được theo quy định của pháp luật, buộc người và phương tiện đó phải chấm dứt hành vi vi phạm, rời khỏi vùng nước đang hoạt động hoặc rời khỏi vùng biển Việt Nam; bắt, giữ người và phương tiện phạm pháp quả tang, lập biên bản xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Trong trường hợp người và phương tiện vi phạm pháp luật không chịu tuân theo hiệu lệnh, chống đối hoặc cố tình bỏ chạy thì lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam có quyền cưỡng chế, thực hiện quyền truy đuổi hoặc các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên.

3. Trong tình thế cấp thiết phải đuổi bắt người và phương tiện vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn, ứng phó với sự cố môi trường nghiêm trọng thì lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam được quyền huy động người, phương tiện của cá nhân, tổ chức Việt Nam, nhưng phải hoàn trả ngay khi tình thế cấp thiết chấm dứt; trường hợp có thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường. Người được huy động làm nhiệm vụ mà bị thương hoặc bị chết thì được giải quyết theo chính sách của Nhà nước; trong trường hợp không có người, phương tiện của cá nhân, tổ chức Việt Nam để huy động hoặc đã huy động nhưng vẫn chưa giải quyết được tình thế cấp thiết, thì lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam có thể đề nghị người nước ngoài, phương tiện của cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam giúp đỡ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên.

4. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, người có thẩm quyền trong lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam được quyền trưng dụng tài sản của cá nhân, tổ chức Việt Nam theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.

5. Khi thi hành nhiệm vụ, lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam được nổ súng trong các trường hợp sau đây: – Khi người vi phạm dùng vũ khí chống trả hoặc dùng biện pháp khác trực tiếp đe doạ tính mạng và an toàn phương tiện của Cảnh sát Biển Việt Nam; – Khi truy đuổi người và phương tiện có hành vi vi phạm nghiêm trọng, nếu không dùng vũ khí thì người và phương tiện đó có thể chạy thoát; – Để bảo vệ công dân khi bị người khác trực tiếp đe dọa tính mạng. Trong các trường hợp được nổ súng quy định ở trên, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát Biển Việt Nam chỉ được bắn vào đối tượng sau khi đã ra lệnh cho họ dừng lại hoặc nổ súng cảnh cáo mà không có kết quả, trừ trường hợp cấp bách; đối với những trường hợp phức tạp, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền, an ninh quốc gia thì phải báo cấp có thẩm quyền quyết định.

Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với một số chuyên gia đại diện cho các cơ quan có liên quan tổ chức biên soạn cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”. Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh, sinh viên Việt Nam nói riêng có cái nhìn tổng quan về biển, đảo Việt Nam, từng bước nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bắt đầu từ ngày 29/12/2013, Tin Môi Trường sẽ lần lượt giới thiệu nội dung phần hỏi – đáp được trích từ cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” do Ban Tuyên giáo xuất bản, nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với những vấn đề biển, đảo và Biển Đông.

Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, những người Việt Nam trẻ tuổi sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối, sức lan tỏa trong toàn xã hội, thúc đẩy, tạo nên những hành động thiết thực trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương.
Trân trọng./.

Bộ phận dân sự –

————————————

DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN:
1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5. ;

6. : ;

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *