Chưa được xoa án tích lại giết người là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi tình huống sau: K phạm tội giết người theo điều 123 Bộ luật hình sự 2015(BLHS). Gỉa sử vừa chấp hành xong hình phạt 7 năm tù về tội trộm cắp tài sản( chưa được xóa án tích lại tái phạm tội như tình huống trên

thì trường hợp phạm tội của K được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Cảm ơn luật sư.

Người gửi : Phạm Thị Phượn

Luật sư trả lời:

Trước hết, thay mặt bộ phận tư vấn pháp luật công ty TNHH Xin giấy phép cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi đã nghiêm cứu và trả lời bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 53 của) quy định về tái phạm và tái phạm nguy hiểm như sau:

1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Như vậy, để xác định trường hợp của K là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm cần phải xác định 2 vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, tội giết người của K là lỗi vô ý hay cố ý?

Thứ hai, K đã bị kết án về loại tội gì?

Theo Điều 9 quy định về việc phân loại tội phạm như sau:

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Thứ nhất, Đối với tội giết người của K theo Điều 123 , mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình, vì vậy theo khoản 4 Điều 9 ) là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Hơn nữa, thông tin mà bạn cung cấp thì K đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản, do đó, có thể thấy K hoàn toàn nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi của mình. Do đó, K phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

Đối với tội trộm cắp tài sản của K thuộc loại tội gì thì cần phải xác định mức phạt cao nhất của khung hình phạt mà K đã bị kết án. Do bạn không cung cấp thông tin là K đã bị kết án theo khoản 2 hay khoản 3 của Điều 173 nên tôi sẽ chia làm hai trường hợp là

K bị kết án theo khoản 2 Điều 173 :

Đối với vấn đề xác định loại tội phạm sẽ không dựa vào mức án mà tòa án đã tuyên mà cần phải dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt để xác định. Nếu K phạm tội theo khoản 2 Điều 173 thì mức cao nhất của khung hình phạt là 07 năm tù. Như vậy, tội phạm mà K đã bị kết án trong trường hợp này là tội phạm nghiêm trọng theo khoản 2 Điều 9Như vậy, xét trong trường hợp này thì: K đã bị kết án , chưa được xóa án tích, lại thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý nên trương hợp phạm tội này của K là tái phạm

K bị kết án theo khoản 3 Điều 173

Nếu như K bị kết án theo khoản 3 Điều 173 thì mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù. Như vậy, theo khoản 3 Điều 9 Bộ luật hình sự, thì trường hợp này K đã phạm tội rất nghiêm trọng. Như vậy, xét trong trường hợp này thì: K đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, chưa được xóa án tích, lại thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý nên trương hợp phạm tội này của K là tái phạm nguy hiểm theo điểm a, khoản 2 Điều 53

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *