Chủ tịch hội đồng quản trị có được ký hợp đồng khi giám đốc đi vắng?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Em muốn hỏi: Hiện tại em đang làm cho một công ty cổ phần, A là Chủ tịch Hội đồng quản trị, B là giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty em.

Trong thời kỳ gian B đi công tách nước ngoài, A đã kí 1 hợp đồng với đối tác là công ty TNHH Y. Vậy thì hợp đồng do A kí có hợp pháp ko? Trong trường hợp hợp đồng đang được thực hiện bình thường thì có cách nào để hợp thức hóa hợp đồng hay không? Mong anh chị giúp công ty em giải đáp thắc mắc mắc trên.

Em xin đại diện công ty gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh chị.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Minh Khuê,

Luật sư tư vấn pháp luật hợp đồng thương mại ?

gọi số:

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty, về vấn đề này của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung phân tích:

Theo Điều 95 và Điều 111 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần; quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch hội đồng quản trị như sau:

Điều 95. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.

Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.”

Điều 111. Chủ tịch Hội đồng quản trị

1. Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị thì Chủ tịch được bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị;

c) Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;

d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

đ) Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông;

e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”

Theo như thông tin bạn cung cấp, ở công ty bạn B là giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty bạn có quy định khác trong Điều lệ hoặc A là Chủ tịch Hội đồng quản trị được B ủy quyền ký kết hợp đồng với đối tác thì hợp đồng này là hợp pháp. Ngược lại nếu công ty bạn không có những quy định trên thì việc A ký hợp đồng như vậy là trái với quy định và hợp đồng ký kết trên không đúng thẩm quyền.

Căn cứ vào Điều 145 quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện như sau:

Điều 142. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện

1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;

b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.

2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.

3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Trường hợp, việc công ty bạn ký kết hợp đồng đã được B – người đại diện theo pháp luật đồng ý hay được công ty TNHH Y biết và vẫn đồng ý giao dịch thì hợp đồng này vẫn được thực hiện.

Trân trọng./.

Bộ phận doanh nghiệp – Công ty luật

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *