Chú ruột đánh cháu vô cớ thì bị xử phạt như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư! Cháu đi làm cho mẹ cháu về thì bị chú ruột (em trai ruột của bố cháu) xông vào đánh rồi chửi bới, vu khống cho cháu. Đấm vào mặt (2 bên má) và vào mắt cháu (mắt cháu bị cận). Luật sư cho cháu hỏi,cháu có thể làm đơn kiện được không ạ? Và nếu kiện được thì chú cháu sẽ bị tội như thế nào ạ? Mong nhận được tư vấn từ luật sư. Cháu cảm ơn.

Mục lục bài viết

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của công ty Xin giấy phép.

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

2.1 Hành vi đánh người gây thương tích dưới 11% bị phạt hành chính như thế nào?

Theo như bạn nêu thì bị chú ruột xông vào đánh nên sẽ căn cứ vào mức độ thương tật mà hành vi của chú bạn gây ra mà sẽ có mức xử phạt khác nhau. Nếu tỉ lệ thương tật dưới 11% thì chú bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 49 là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
Đồng thời, bên cạnh việc bị xử phạt vi phạm hành chính, chú bạn còn buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu

2.2 Hành vi đánh người gây thương tích tỷ lệ thương tật trên 11% thì mức phạt tù sẽ như thế nào?

Ở trên, bạn chưa nói rõ ra là chú bạn có dùng hung khí để đánh bạn hay không nhưng nếu chú bạn có dùng hung khí mà theo đề nghị của bên bị hại là bạn hoạc mẹ bạn hoặc do yêu cầu từ phía công an điều tra mà giám định tỉ lệ thương tật nếu trên 11% thì sẽ thuộc trường hợp khởi tố hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 134 , tại khoản này thì thuộc trường hợp khởi tố hình sự theo yêu càu của người bị hại hay nói cách khác bị hại có đơn thì mới ra quyết định khởi tố vụ án. Ngoài ra nếu tỷ lệ thương tật trên 11% mà có dùng hung khí hoặc dùng tay không mà trên 30% thì không thuộc trường hợp khởi tố hình sự theo yêu cầu của người bị hại.

2.3 Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích và gây tổn hại cho sức khoẻ của người khách là như thế nào?

Mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

– Công cụ, phương tiện sử dụng: Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: lựu đạn, súng, chất nổ, dao găm… phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn chết. Ngược lai, nếu người phạm tội không lựa chọn hoặc chỉ lựa chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì phần nào không mong muốn nạn nhân chết. Vì vậy, dựa vào việc người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.

– Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích , tổn hại sức khỏe: trên thực tế khi muốn tước đoạt sinh mạng của ai đó thì người phạm tội sẽ tấn công vào những nơi xung yếu trên cơ thể như: vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ, vùng bụng…kết hợp việc sử dụng công cụ, phương tiện nếu là công cụ, phương tiện ít nguy hiểm, cùng với việc tấn công vào những nơi được coi là không xung yếu trên cơ thể, có thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải là hành vi giết người.

– Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công: Xác định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe dựa vào mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể xem hành vi đó có dồn dập và cường độ tấn công mạnh không? Nếu cường độ tấn công không mạnh và những vị trí tấn công không xung yếu, không nhằm tước đi sinh mạng của nạn nhân, khi đó sẽ không xác định là hành vi giết người mà là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.

– Hậu quả của tội phạm: Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thương tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân.

Chủ thể của tội phạm: Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Khách thể của tội phạm: Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.

Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

2.4 Mức bồi thường thiệt hại cho bên bị hại sẽ là như thế nào?

Bên cạnh việc phải chịu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích còn phải thực hiện việc bồi thường cho phía bên bị hại theo quy định tại , cụ thể bao gồm bồi thường thiệt hại về vật chất và bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *