Chủ nợ lấy tài sản của con nợ để gán nợ có vi phạm không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư. Có thể giải đáp thắc mắc cho em về vấn đề sau đc ko ạ: A nợ B một khoản tiền, do đã dùng nhiều cách để lấy lại số tiền A đã mượn nhưng ko được, B đã sang nhà A lấy chiếc xe máy và chiếc tivi của A về để coi như gán nợ. vậy B có phải chịu trách nhiệm hình sự ko và về tội gì ạ ? cám ơn luật sư.

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Ở trong tình huống này, A là con nợ, B là chủ nợ, có thể chia thành hai trường hợp như sau:

– Trường hợp 1: Chủ nợ công khai lấy tài sản của con nợ (B đối với A), sử dụng vũ lực hoặc đe dọa con nợ để lấy tài sản, ở đây là chiếc xe máy. Trường hợp này có dấu hiệu phạm tội cướp tài sản.

Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội cướp tài sản:

>&gt Xem thêm: 

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

– Trường hợp 2: Chủ nợ lén lút lấy tài sản của con nợ mà con nợ không biết. Trường hợp này có dấu hiệu phạm tội trộm cắp tài sản.

Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”

Để xác định hành vi của chủ nợ (B) có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn phụ thuộc vào việc đánh giá hành vi vi phạm của người thực hiện. Nếu người lấy tài sản hiểu biết thấp, hành vi tuy có dấu hiệu phạm tội nhưng chưa đến mức gây nguy hiểm cho xã hội thì có thể được xem xét không truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  goi ngay số:  để được giải đáp. 

>&gt Xem thêm: 

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *