Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với tư cách là tiền đề ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Công ty luật Xingiayphep cung cấp thông tin về nội sung “Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với tư cách là tiền đề ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam”để quý khách hàng tham khảo:

CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ-NIN VỚI TƯ CÁCH LÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về sự ra đời của Đảng ở các nước tư bản

Khi nghiên cứu về sự ra đời của Đảng cộng sản, C.Mác và V.I.Lê nin chủ yếu nghiên cứu ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây, với nhiệm vụ chủ yếu là lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng lao động làm cách mạng vô sản hay cách mạng xã hội chủ nghĩa, trực tiếp lật đổ chế độ tư bản, và tiến lên xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, trong đó không còn áp bức, bóc lột, không còn bất bình đẳng và bất công, con người được giải phóng hoàn toàn và được tạo mọi điều kiện cần thiết để tự do phát triển hết những khả năng sẵn có của mình.

Do đó, từ tình hình thực tế của các nước tư bản phương Tây Mác – Lê nin đã đưa ra luận điểm : “ Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân phương Tây”. Lí do Mác – Lê nin đưa ra luận điểm đó vì chủ nghĩa Mác là học thuyết xã hội chân chính nhất, chắc chắn nhất, mang lí tưởng về một xã hội nhân đạo thực sự. Còn giai cấp công nhân là lực lượng tiên tiến, tiến bộ trong phương thức sản xuất xã hội, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tự giác cao độ; có tri thức, trình độ khoa học, kĩ thuật và dễ tiếp thu cái mới; giai cấp công nhân phương Tây đông đảo về số lượng, lại được rèn luyện, thử thách trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và có vai trò gánh vác sứ mệnh lịch sử giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội.

Song, để hoàn thành được sứ mệnh lịch sử cao cả ấy, giai cấp công nhân phương Tây cần phải có một chính Đảng lãnh đạo. Đảng đó phải được tổ chức chặt chẽ theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lê nin và phải tuyệt đối trung thành với lý luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê nin hay với hệ tư tưởng vô sản. Chính vì thế, việc kết hợp giữa chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân phương Tây là một tất yếu khách quan và sản phẩm của nó chính là sự ra đời của các Đảng cộng sản ở các nước phương Tây như Đảng cộng sản Pháp, Đức Mĩ …

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản ở các nước thuộc địa

Nếu như cuộc cách mạng ở các nước tư bản phát triển có đặc điểm chung là cách mạng vô sản – cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm trực tiếp giải phóng giai cấp vô sản, từ đó giải phóng cho các tầng lớp nhân dân lao động khác và giải phóng con người. Thì cách mạng ở các nước thuộc địa trước hết phải là “ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân” nhằm mục đích trước hết là giải phóng dân tộc, từ đó đi đến giải phóng xã hội và giải phóng con người. Chính vì vậy mà Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Đảng cộng sản ở những nước thuộc địa, lạc hậu, kinh tế kém phát triển và những tàn tích phong kiến còn rất nặng nề, với nhiệm vụ lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng lao động làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hay làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Hồ Chí Minh đã nhận thức được quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin là cung cấp lí luận chung về Đảng cộng sản cho tất cả các nước, các dân tộc. Tuy nhiên, ở Việt Nam giai cấp công nhân ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế nên người đã nhận định không thể áp dụng nguyên xi công thức của Mác – Lê nin về thành lập Đảng cộng sản vào Việt Nam.

Từ những nghiên cứu sâu sắc tình hình thực tế ở Việt Nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Hồ Chí Minh nhận thấy rằng việc thành lập Đảng cộng sản ở các nước thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng cũng không thể tách rời khỏi công thức Mác – Lê nin, vấn đề là cần thiết phải tìm kiếm cơ sở hiện thực từ việc tổng kết lí luận những phong trào thực tiễn của dân tộc để bổ sung vào công thức của Mác – Lê nin. Theo Hồ Chí Minh, bên cạnh giai cấp công nhân, cả dân tộc Việt Nam là một lực lượng đông đảo và có bề dày lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, chống áp bức, bóc lột. Nhưng những cuộc đấu tranh yêu nước kiên cường của dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lại đang chứng tỏ sự bế tắc về tư tưởng lí luận. Từ đó, Hồ Chí Minh đi đến kết luận rằng, để tiến tới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam nhất thiết phải bổ sung thêm cơ sở hiện thực từ việc tổng kết lý luận những phong trào thực tiễn của dân tộc. Và cơ sở hiện thực đó chính là tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc Việt Nam, là chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam.

Kết luận : Phát huy, kế thừa những quan điểm cơ bản của Mác – Lê nin, Hồ Chí Minh đã nhận thức được rằng ở Việt Nam và các nước lạc hậu khi vận dụng quan điểm về xây dựng Đảng của Mác – Lê nin đòi hỏi phải có sự sáng tạo lí luận, không được giáo điều, rập khuôn, máy móc. Ở Việt Nam, nếu chỉ có chủ nghĩa Mác – Lê nin kết hợp với phong trào công nhân Việt Nam thì chưa thể có sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Sự sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh đã bổ sung thêm cơ sở hiện thực từ việc tổng kết lý luận những phong trào thực tiễn của dân tộc, đó chính là phong trào yêu nước – phong trào sôi nổi, rộng khắp trên cả nước.

Bộ phận hành chính – Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *