Chồng đánh vợ gây thương tích có được coi là hành vi vi phạm pháp luật hay không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Việc xô xát gây thương tích có thể xảy ra trong chính nội bộ gia đình (vợ chồng, bố con, Anh Em…) hoặc các yếu tố hành hung xô xát khác sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Chồng đánh vợ có được coi là hành vi vi phạm pháp luật hay không ?

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn: Tôi có người chị bà con chị ấy hay thường bị người chồng đánh đập mỗi khi khuyên ngăn người chồng về việc uống rượu và mẹ chồng không khuyên ngăn mà còn nói những lời bênh con trai và có lời lẽ giống như xúi con mình đánh vợ.

Và mỗi lần lời qua tiếng lại thì hay bị người chồng đánh và mẹ chồng chửi nhưng đôi khi không để lại thương tích. Vậy cho tôi hỏi người chồng và mẹ chồng của chị ấy có vi phạm pháp luật không và cách nào để ngăn việc đánh đập này?

Tôi xin chân thành cám ơn!

Người gửi: P.G.L

Chồng đánh vợ gây thương tích có được coi là hành vi vi phạm pháp luật hay không ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 42 quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

“1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.

3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.”

Tiếp theo, .

Theo các quy định trên, người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình trước hết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu hành vi có tính chất nghiêm trọng, vi phạm các quy định của Luật Hình sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình luôn có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại về tinh thần, vật chất, tính mạng, sức khỏe.

Trong tình huống này, chị bạn có quyền yêu cầu chồng bồi thường thiệt tinh thần, sức khỏe khi mà bị chồng đánh đập. Đồng thời, chị bạn đã bị đánh thương tích cho nên chị bạn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, nếu nặng hơn có thể yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn đối với hành vi của mẹ chồng chị bạn thì không vi phạm pháp luật nhưng hành vi đó trái với đạo đức xã hội, cần được lên án.

Các hành vi bạo lực gia đình như hành hạ, đánh đập, ngược đãi các thành viên trong gia đình là các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Chị bạn được quyền sử dụng các biện pháp do quy định đều bảo vệ quyền hợp pháp của mình như:

– Yêu cầu gia đình, dòng họ đứng ra hòa giải mẫu thuẫn vợ chồng (Điều 13);

– Yêu cầu cơ quan nơi chồng bạn làm việc góp ý với chồng bạn (Điều 14);

– Hoặc làm đơn yêu cầu cấm tiếp xúc đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn cư trú nếu những hành vi đó chưa gây thương tích nhưng đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe của bạn (Điều 20).

>> Tham khảo nội dung liên quan:

2. Gây thương tích 11 % có thể bị phạt tù không ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Tôi có người thân trong gia đình bị bắt tạm giam gần 2 tháng nay với lý do người hàng xóm tố cáo tội 11% (theo lệnh bắt tạm giam đã đọc, thời gian tạm giam là 3 tháng).

Thời gian gần đây, người thân tôi nhận được một giấy thông báo của Công an thành phố ghi là giấy triệu tập mời làm việc. Theo tôi được biết, người thân tôi không hề có hành vi cố ý gây thương tích. Liệu hết thời gian ba tháng tạm giam người thân tôi có được cho về hay sẽ tiến hành lập phiên tòa xét xử? Và nếu xét xử, xin Luật sư cho biết sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn các Quý Luật sư Công ty tư vấn Xin giấy phép.

Người gửi: L.T

>>

Tư vấn pháp luật về tội cố ý gây thương tích ?

– Ảnh minh họa

Trả lời:

Căn cứ Khoản 1, điều 134 , () quy định:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Căn cứ vào quy định trên người thân của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích nếu người thân của bạn thực hiện hành vi gây thương tích, việc có hành vi này hay không thì cơ quan điều tra sẽ bằng nghiệp vụ, chức năng của mình sẽ làm rõ.

Tuy nhiên, tội cố ý gây thương tích là một trong những tội khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo quy định tại điều 155 . Vì vây, nếu như người bị hại rút yêu cầu khởi thố thì người thân của bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. (Chỉ áp dụng khi người thân của bạn bị khởi tố ở khoản 1, điều 134 , )

“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

>> Tham khảo dịch vụ liên quan: ;

3. Sử dụng dao gây thương tích thì hình phạt thế nào ?

Thưa luật sư. Thắc mắc của em như sau : Bạn trai em đang bị tạm giam do đánh nhau, nhưng do bạn rủ rê. Hai người kia thì đánh tay không còn bạn em thì có sử dụng dao. Vậy nếu kết quả giám định thương tích của người bị đánh là 50% thương tật và gia đình người bị đánh đã đồng ý gởi thì bạn em có thể sẽ bị mức phạt như thế nào?

Cảm ơn luật sư.

Sử dụng dao gây thương tích thì hình phạt thế nào?

Luật sư hình sự trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 155 thì:

“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”

Dựa theo quy định trên, đối với trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích mà thuộc vào khoản 1 của Điều 134 thì nếu người bị hại rút đơn yêu cầu, thì vụ án sẽ được đình chỉ. Theo đó, tại Điều 134 , quy định về tội cố ý gây thương tích như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

…”

Trong trường hợp của bạn trai bạn, vì gây ra thương tích cho nạn nhân là đến 50%, hơn nữa, bạn trai bạn lại có hành vi dùng hung khí nguy hiểm (dao), và phạm tội có tổ chức, như vậy, đây là trường hợp thuộc khoản 2 Điều 134 mà không phải khoản 1 điều 134. Như vậy, khi phát hiện ra có hành vi phạm tội, cơ quan điều tra sẽ điều tra vụ án và sau đó Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố, kể cả trường hợp người bị hại có rút đơn hay không.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

4. Phải làm sao khi người thân gia đình chồng hành hung, cấm tòa án không được ?

Chào luật sư, em có một người em đã kết hôn và sống không hòa hợp nên người em muốn ly hôn. Khi người em là các giấy tờ gửi về tòa án huyện nơi người chồng cư trú thì gia đình người chồng lên hành hung cán bộ tòa, cấm không được giải quyết. Làm cho cán bộ hoang mang và trả lời là vụ này sẽ không giải quyết được.

Vậy xin luật sư cho ý kiến để giải quyết sớm ạ. Chứ nhà chồng hung dữ vậy thì em của em khó mà giải hòa được thưa luật sư ?

Em xin cảm ơn luật sư.

Phải làm sao khi người thân gia đình chồng hành hung, cấm tòa án không được giải quyết ly hôn ?

Luật sư trả lời:

Điểm e Khoản 2 Điều 5 có quy định về những hành vi bị cấm như sau:

“e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;”

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì người em của bạn muốn ly hôn nhưng gia đình người chồng lại không đồng ý, họ đã có một số hành vi như hành hung cán bộ tòa án, làm cho vụ việc này không thể giải quyết được. Nếu đúng như thông tin bạn đưa ra thì những người gia đình nhà chồng của người em này đã có hành vi cản trở ly hôn – thuộc trường hợp bị cấm trong quy định của luật. Đối với trường hợp này bạn nên xem xét, khuyên bảo người em làm đơn ra cơ quan công an cấp quận huyện để yêu cầu cơ quan này có thể xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với những người trong gia đình chồng theo quy định của Điều 55 , cụ thể:

“Điều 55. Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.

2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.”

Đối với cán bộ cơ quan tòa án bạn cũng nên làm rõ với người em: nếu như tôi có nhu cầu ly hôn và tôi đưa ra được những lý do chính đáng để được ly hôn như: chồng tôi sử dụng bạo lực với tôi thì anh, chị phải giúp tôi theo quy định tại Điều 56 . Anh, chị không thể chỉ vì hành vi của những người nhà gia đình chồng tôi mà cản trở, hạn chế, gây khó dễ không cho tôi ly hôn.

5. Bị bạn gái cũ đe dọa hành hung xử lý thế nào ?

Kính thưa luật sư, tôi xin phép được hỏi một vấn đề như sau: Cách đây một năm, tôi có làm quen, tìm hiểu một cô gái, được vài tháng, do không hợp nhau nên đã . Gần đây, cô ấy liên tục đòi quay lại và đòi tôi phải cưới cô ấy, nếu không cô ấy đe dọa sẽ thuê người cắt “chỗ đó” của tôi để gia đình tôi tuyệt hậu. Xin cho tôi hỏi là hành vi đe dọa hành hung của cô ấy có thể bị pháp luật xử lý như thế nào?

Tôi phải làm thế nào để được pháp luật bảo vệ an toàn thân thể, tính mạng? Nếu cô ấy hành hung tôi thật thì cô ấy phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Theo như thông tin bạn có trình bày, bạn đang bị cô gái đe dọa xâm phạm đến sức khỏe của mình. Do bạn chưa trình bày rõ về mức độ và hình thức đe dọa nên chúng tôi chưa thể tư vấn cụ thể cho bạn được. Chúng tôi xin đưa ra các quy định pháp luật có liên quan như sau:

Điều 66, , cụ thể là tại điểm g Khoản 3. Theo đó, người nào có hành vi:

Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Điều 133 , quy định về tội như sau:

“Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Như vậy nếu bạn có bằng chứng như thông qua tin nhắn điện thoại thư từ hay bằng chứng khác như cử chỉ hành động như tìm và chuẩn bị công cụ phương tiện để thực hiện hành vi trên và việc đe dọa làm cho tâm lí của bạn lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.Trong trường hợp của bạn, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể trình báo với cơ quan công an cấp huyện để yêu cầu giải quyết.

6. Tư vấn về việc bị người khác hành hung và đe dọa giết người ?

Thưa luật sư, Bố mẹ tôi đã ly hôn 5 năm, tài sản chung là ngôi nhà nhưng ông ấy không đồng ý bán để chia tài sản cho mẹ con tôi, em út tôi đang tuổi đi học ông ấy cũng không hề có trách nhiệm chu cấp nuôi dưỡng. Trong thời gian này mẹ và 3 chị em tôi vẫn sống tại nhà đó. Nhưng ông ấy thường xuyên đánh đập hành hung mẹ tôi, đập phá đồ đạc trong nhà. Hăm dọa mẹ tôi rất nhiều lần làm tổn hại đến tinh thần và cuộc sống của cả 3 mẹ con ?

Mong luật sư giúp đỡ. Tôi xin cảm ơn.

Tư vấn về việc bị người khác hành hung và đe dọa giết người ?

Trả lời:

Trước hết, về vấn đề tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai, bạn có thể làm đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã tham gia hòa giải để giải quyết trong trường hợp này. Còn nếu không thể hòa giải tại cấp cơ sở, bạn có quyền làm gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện để được giải quyết.

Thứ hai, về hành vi cố ý gây thương tích, do người đó đã cầm dao hành hung cả nhà bạn nên người đó có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 , .

Để bảo vệ quyền, lợi ích của mình, bạn có thể tố giác hành vi của người đó theo quy định tại Điều 144 của , theo đó, công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.

Trong trường hợp này, khi những người trong gia đình bạn được giám định để xác định tỷ lệ thương tật, dựa vào kết quả giám định, điều tra cụ thể để xác định trách nhiệm hình sự đối với người đó với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo phân tích ở trên. Trường hợp chưa đủ mức để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 của , theo đó người nào có hành vi gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ; thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Đối với việc người đó chửi rủa, quậy phá gia đình bạn, đe dọa sẽ đánh đập và phá nhà của bạn, hành vi này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Căn cứ Điều 5 xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi của người kia bị xử phạt hành chính, cụ thể:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

Bạn có thể trình bày với Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan Công an nơi gia đình bạn đang cư trú để xử phạt hành chính.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư/ chuyên viên tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *