Chồng chậm cấp dưỡng hàng tháng có được tính tiền lãi không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào luật sư xin giấy phép, tôi là phụ nữ đơn thân nuôi con rất vất vả. Chồng tôi là người có điều kiện kinh tế và sau khi chúng tôi ly hôn theo bản án của tòa là anh ấy hàng tháng phải cấp dưỡng.

Mục lục bài viết

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>>

Hàng tháng anh ấy phải cấp dưỡng cho con tôi số tiền 10 triệu đồng. Nhưng đã 04 tháng nay anh ấy không cấp dưỡng, tôi hỏi anh ấy không trả lời. Tôi thiết nghĩ nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện bằng tiền nên chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có tính chất như chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền nên người chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Do đó, người có nghĩa vụ phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với mức lãi suất theo quy định pháp luật dân sự.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. :

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Vậy nên việc chồng chị cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn chỉ là một nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản để cùng chị nuôi dạy con chứ đó không thể coi như một nghĩa vụ nợ trong giao dịch dân sự. Hơn nữa cần căn cứ vào tình hình thực tế của chồng chị, không thể bắt buộc anh ấy phải đóng đủ số tiền 10 triệu một tháng mà không xem xét công việc, cuộc sống hiện tại của anh ấy như thế nào. Vì thời điểm Tòa án tuyên án với mức cấp dưỡng 10 triệu anh ấy hoàn toàn có khả năng thực hiện nhưng biết đâu tại thời điểm này công việc của anh ấy không có thu nhập, thập chí là ốm đau, bệnh tật mà chị yêu cầu anh cấp dưỡng như đòi nợ là không phù hợp với tinh thần mà Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định.

Thứ nhất: Tại khoản 1, Điều 357 quy định “Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả”. Như vậy, Điều 357 không có quy định phải trả lãi đối với những nghĩa vụ khác được quy định tại

“Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.”

Thứ hai: Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không thể xem giống như nghĩa vụ trả tiền, bởi lẽ nếu tương đồng thì nhà làm luật đã không phải phân biệt “nghĩa vụ cấp dưỡng” với “nghĩa vụ trả tiền”. Do đó, chúng ta cũng không thể xem việc chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có tính chất như chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, nên người chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 468 .

Chồng chậm cấp dưỡng hàng tháng có được tính tiền lãi không?

Thứ ba: Theo , việc cấp dưỡng có thể được thực hiện theo thỏa thuận hoặc nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng được Tòa án giải quyết và có bản án bắt buộc thi hành. Nếu có căn cứ khẳng định người có khả năng cấp dưỡng (có sức khỏe và có tài sản) nhưng chậm (cố tình kéo dài) hoặc không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (trốn tránh) thì có thể bị xử lý hành chính, theo mức độ nghiêm trọng mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

“Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Vậy nên bạn cần xem xét lại về vấn đề cấp dưỡng, liệu việc anh ấy không cấp dưỡng trong 04 tháng có làm bạn và con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hay không.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *