Chodientu.vn thành công nhờ “chìa khóa” thanh toán

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thu hút được hơn 1.000 doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng lưới thanh toán, đồng thời tạo ra một kênh bán hàng quốc tế độc đáo. Ý tưởng kinh doanh của giám đốc trẻ Nguyễn Hòa Bình, Công ty Cổ phần Hòa Bình (PeaceSoft), tạo ra diện mạo mới cho thương mại điện tử trong nước.

 Bắt tay với Ebay

Năm 2001, anh Nguyễn Hòa Bình thành lập Công ty Cung cấp giải pháp phần mềm Hòa Bình (PeaceSoft). Công ty thực hiện dịch vụ bán hàng trên mạng, tại website chodientu.vn. Khi đó anh vừa tròn 20 tuổi và vẫn còn là sinh viên.

“Thời trước, tôi thấy khái niệm xuất nhập khẩu rất hạn hẹp. Chỉ có một vài nhà buôn lớn và những nhà buôn này buôn bán với nhau. Họ làm việc theo quy trình nhà buôn nước ngoài gom hàng giá rẻ và bán cho nhà buôn khác. Sau đó phân phối lại các mạng lưới bán hàng, rồi mới đến người tiêu dùng. Đi qua nhiều cầu làm chi phí sản phẩm cao. Trong khi đó, một người Việt mua và bán hàng lẻ qua Mỹ lại quá khó khăn. Tôi nghĩ ranh giới ấy chỉ có thể xóa bỏ bằng thương mại điện tử” – anh Bình lý giải.

Mặc dù vậy, cũng như nhiều trang web bán hàng khác, khoảng năm 2005, chodientu.vn của PeaceSoft phát triển khó khăn vì vấp phải tâm lý e ngại của khách hàng trong và ngoài nước.

Cùng vào thời điểm đó, eBay định đầu tư vào Việt Nam dù có trang web bằng tiếng Việt nhưng việc thực hiện mạng lưới bán hàng ở Việt Nam không dễ dàng. Nắm bắt được cơ hội kinh doanh, anh Bình xem việc bắt tay với eBay là cơ hội lớn.

Dù có được cái bắt tay với eBay từ giữa năm 2008, thế nhưng giải được bài toán thương mại điện tử là không dễ. Vì khi người Việt bán hàng ra nước ngoài, rất nhiều người không đủ kỹ năng, thậm chí có người còn bán hàng , hàng nhái ra nước ngoài. Hoặc khi mua hàng về Việt Nam, có những người không đọc kỹ mô tả rồi khiếu nại. Bên cạnh đó, thị trường nước ngoài ngại với châu Á vì tình trạng lừa đảo. Không phải là bảo mật kỹ thuật mà bảo mật thương mại mới thực sự quan trọng”.

>>

 

Giải pháp thanh toán

Để giải quyết tất cả vấn đề trên, anh Bình nghĩ đến một giải pháp khác là xây dựng cổng thanh toán tạm giữ nganluong.vn.

Theo anh, “ở các nước phương Tây, loại hình này không phổ biến vì hạ tầng ý thức cao, việc mua bán qua mạng rất an toàn. Trong khi đó, ở châu Á, đơn cử như Hàn Quốc, 99% giao dịch phải qua phương thức tạm giữ, ở Trung Quốc thì 75% và ở Việt Nam cũng cần phát triển theo hướng này. Thực tế, đây là ý tưởng thanh toán giữ tiền hộ cho người mua. Khi người mua đã nhận được hàng hóa thì người bán mới có thể nhận được tiền. Anh cứ làm đúng như cam kết đi thì tiền sẽ đến với anh”.

Anh Bình cho biết ngoài phục vụ cho chodientu.vn, ngân lượng cũng được xem là bài toán cho các thương nhân cỡ nhỏ, các trang web “chợ trời” tham gia mua bán. Doanh nghiệp muốn có công cụ thanh toán tức thì họ phải đi kết nối các ngân hàng. Nhưng nếu doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc tự tạo ra công cụ thanh toán cũng mất hàng ngàn USD. Trong khi đó, thông qua “Ngân lượng” thì họ có 5 phút hoặc 4 tiếng để kết nối.

“Khi họ chấp nhận thanh toán thì họ tham gia cuộc chơi. Tiện đấy nhưng họ không thể lợi dụng để lừa đảo người mua. Bên cạnh đó, tính an toàn sẽ dần dần kéo khách hàng đến với các giao dịch thương mại điện tử ngày càng nhiều” – anh Bình cho hay.

Ý tưởng bán lẻ xuyên biên giới của anh Bình hiện giờ đã thành công 70%, 30% là phủ rộng mạng lưới thanh toán. Hằng tuần, trang web chodientu.vn tổ chức những cuộc bán đấu giá với đủ loại mặt hàng, từ những tờ tiền giấy hiếm khó tìm, những tờ giấy bạc 2 USD, những chiếc đồng hồ cổ…, từ mặt hàng nhỏ nhất với giá vài ngàn đồng đến mặt hàng lớn với giá hàng chục, hàng trăm triệu đồng.

“Tương lai thương mại điện tử là tất yếu. Trong năm năm nữa nó sẽ chiếm tổng 5% doanh số bán lẻ là thương mại điện tử và có thể đạt đến khoảng 6 tỉ USD/năm. Tương lai bảo mật chống lừa đảo sẽ phụ thuộc vào các đơn vị trung gian tạm giữ, cho nên các kênh bảo mật sẽ phát triển rất mạnh” – anh Bình đưa ra dự đoán.

———————————–
 1 triệu USD từ quĩ đầu tư IDG

Bắt đầu từ năm 2005, PeaceSoft của anh Bình là công ty 100% vốn Việt Nam đầu tiên và duy nhất nhận được quỹ đầu tư mạo hiểm từ IDG với số vốn là 1 triệu USD, đầu tư trong năm năm. Ngoài ra, PeaceSoft còn được hơn 11 giải thưởng lớn về công nghệ như Tốp 100 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu châu Á năm 2007 do tạp chí Red Herring 100 Asia bình chọn, giải thưởng Sao vàng đất Việt 2006…

(Theo: Ecolaw.vn)

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *