Cho vay tiền nhưng không lập hợp đồng đòi lại được không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Tôi đưa tiền cho một người để người đó cho vay va người đó hưởng phần trăm ,mà không làm giấy tờ ,tôi chỉ có ghi âm cuộc gọi và tin nhắn vậy tôi có thể kiện đòi tiền được không ? Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư trả lời:

Hiện nay, pháp luật quy định hợp đồng vay tài sản có thể được thực hiện dưới hình thức bằng văn bản hoặc bằng miệng. Với những thông tin mà bạn cũng cấp thì nếu trong trường hợp bạn đòi trực tiếp người đó không được thì bạn có thể nộp yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề của mình.

Khi yêu cầu khởi kiện bạn cần lập hồ sơ trong đó cần có các giấy tờ, bằng chứng chứng minh việc bạn và người đó thực hiện hoạt động cho vay mượn tài sản. Với những thông tin mà bạn cung cấp bạn có thể đưa ra đoạn ghi âm cuộc gọi, các đoạn tin nhắn, người làm chứng để làm bằng chứng chứng minh việc giữa bạn và người đó có hoạt động cho vay tiền và người đó hiện tại không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với bạn và có hành vi trốn tránh.Tuy nhiên, để bản ghi âm trở thành chứng cứ, nội dung bản ghi âm phải ghi nhận việc vay mượn giữa hai người.Đồng thời, khi giao nộp bản ghi âm này cho Tòa, bạn phải xuất trình được văn bản xác nhận xuất xứ của đoạn ghi âm và đoạn tin nhắn đó.

Về hồ sơ yêu cầu khởi kiện theo quy định tại điều 189 quy định về hình thức, nội dung đơn khởi kiện.

Qua đó bạn cần chuẩn đơn khởi kiện, các tài liệu chứng cứ liên quan, chứng minh thư, sổ hộ khẩu có công chứng chứng thực. Bạn nộp hồ sơ lên tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay tiền cứ trú hoặc làm việc.

Trường hợp mà người kia có ý định bỏ trốn hoặc có hành vi lừa đảo để trốn tránh nghãi vụ trả nợ thì bạn có thể tố giác ra cơ quan công an về hành vi lạm dụng tín nhiệm theo điều 175

Điều 175: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Do bạn không cung cấp đủ thông tin là khoản tiền giữa bạn và người đó cho vay là bao nhiêu. Do đó bạn có thể tham khảo các phương án trên để đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất đối với trường hợp của mình.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Cho vay tiền nhưng không lập hợp đồng đòi lại được không ? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư  Dân sự về cho vay tiền, gọi:   để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân Sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *