Cho vay nặng lãi khi chơi cờ bạc thì có phải trả không khi thường xuyên bị bên vay nặng lãi đe dọa ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hành vi đe dọa, hăm dọa, khủng bố… có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như nợ nần về tiền bạc hoặc mâu thuẫn về tình cảm. Dưới góc độ pháp lý thì hành vi này vi phạm trật tự quản lý nhà nước và có thể vi phạm pháp luật hình sự:

Mục lục bài viết

1. khi chơi cờ bạc thì có phải trả không khi thường xuyên bị bên vay nặng lãi đe dọa ?

Thưa Luật sư: Anh trai tôi chơi cờ bạc, nợ bọn gần 1 tỉ. Anh bán cửa hàng kinh doanh của mình giải quyết được 300-400 triệu. Giờ số nợ đó còn tầm 500-600 triệu. Hiện giờ, số nợ còn lại toàn là tiền vay nóng từ 20-30%, nên số nợ cứ tăng dần lên theo ngày. Anh ấy không còn khả năng chi trả, bọn cho vay hăm dọa, bắt đánh nên anh trốn.

Sau khi bọn cho vay không tìm được anh ấy thì tìm tới gia đình. Hăm dọa, tới công ty làm việc của những thành viên trong gia đình quậy phá bắt gia đình phải trả. Gia đỉnh có lên trình công an khu vực, anh công an bảo tụi này có số má lắm, hẹn nó ra thương lượng trả chứ không làm khác được. Theo như gia đình tôi biết thì bọn cho vay được công an bảo kê rồi. Hiện tại gia đình tôi không biết phải làm thế nào để bảo vệ cho mình. Rất hoang mang,… Gia đình đã gom lại chỉ có tầm hơn 200 triệu, không thể giải quyết cùng một lúc hết số nợ đó.

Chúng tôi không thương lượng được, bọn cho vay không đồng ý trả từ từ, lại thêm mấy anh công an bảo nếu chúng tôi trả từ từ thì ai làm chứng, bọn nó nói chưa trả, lật lọng lại thì sao, và chính quyền thì đâu có đi theo làm chứng hoài cho mỗi lần chi trả. Gởi gia đình chúng tôi giờ không biết làm thế nào cho ổn thỏa. Nhờ chính quyền thì họ lập lờ không giúp, còn bản thân chúng tôi thì không thương lượng được với bọn cho vay, và nếu chúng tôi trả dần thì sợ bọn họ chơi xấu vì không ai làm chứng. Giờ chúng tôi nên làm gì?

Xin cảm ơn Luật sư!

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Giao dịch cho vay nặng lãi?

có quy định về mức lãi suất áp dụng như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, thì giao dịch giữa anh trai bạn và những người cho vay nặng lãi là giao dịch dân sự vô hiệu, do đó, anh trai bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch dân sự vô hiệu, khi đó các bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

2. Hành vi gây rối, đe dọa thành viên trong gia đình bạn; đánh bạc, cho vay nặng lãi

() quy định:

* Điều 1201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Điều 321. Tội đánh bạc
1.
Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, với những người cho vay nặng lãi có thể bị phạm tội gây rối trật tự công cộng, . Do đó, bạn có thẻ gửi đến cơ quan có thẩm quyền:

>> Tham khảo thêm nội dung liên quan:

2. Viết thư nặc danh đe dọa có bị khởi tố tội gì hay không ?

Kính gửi luật Minh Khuê, cháu có một vấn đề mong được giải đáp: Vụ việc xảy ra sau ngày ông nội cháu mất ( 7/1/2014). Mẹ cháu nghe được thông tin từ 1 người họ hàng nào đó ở tuổi bác, là người thuộc phía họ nội, có nói rằng bố cháu và chị dâu ( vợ của anh trai bố cháu – bố có 2 người anh cùng cha khác mẹ ) ngoại tình và bị người khác trông thấy.

Rồi có nhân vật bí ẩn nào đó mà mẹ cháu thề sẽ không tiết lộ tiếp tục hành động viết thư nạc danh ném vào nhà với ngôn từ đe dọa ( đặc điểm là chứ viết rất nghuệch ngoạc, viết mực xanh nước ( kiểu bút chữ A ) và luôn vò nhàu giấy), liên tục như vậy cho đến ngày hôm qua ( 29/11/2014) có hai dòng chữ với nội dung bôi nhọ bố cháu được viết ở cổng nhà cháu( cháu nhận ra nó khá giống với nét chữ trong thư nặc danh ( dấu hỏi, dấu móc, viết hoa,…) và cùng với bài vè rất dài của bọn trẻ con đi hát khắp xóm. Vụ việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ cháu, do là người nóng tính và khó kiềm chế nên gia đình cháu thường xuyên xảy ra cãi vã, làm mẹ cháu mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật, công việc của bố cháu bị đình trệ và ảnh hưởng đến kết quả học tập của cháu, gây ra nhiều phiền muộn và oan ức.

Về phía gia đình, bố mẹ cháu đều là nông dân, sau khi đi chiến tranh biên giới về, bố cháu làm nông đến tận bây giờ, và cháu lớn lên cùng với sự nghèo khó ( nhà cháu mới khá lên được mấy năm thì xảy ra việc này ), nên cháu tin là bố cháu không phải người như vậy. Sau nữa, bố cháu đã từng trình báo với công an xã về vụ việc nhưng họ không làm gì ( bất lực thì phải ) và có động thái vòi tiền, lươn lẹo nên từ đó đến giờ vẫn chưa có cách giải quyết, cháu đi học trên Hà Nội, việc bố mẹ ở quê suốt ngày chửi nhau và mẹ cháu đau ốm làm cháu không yên được, mong các bác, các cô chú luật sư giúp cháu xem cháu nên giải quyết như nào.

Cháu xin trân trọng cảm ơn !

Viết thư nạc danh đe dọa có bị khởi tố tội gì hay không ?

Luật sư tư vấn:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì người này có hành vi viết thư nạc danh ném vào nhà với ngôn từ đe dọa như vậy người này có thể khởi tố với tội danh theo Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

“Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Do vậy, với hành vi viết thư nạc danh và dùng lời nói đe dọa mà không có cơ sở chứng minh những lời lẽ này là sự thật vì thế chứng tỏ người này đã sử dụng những thông tin sai sự thật và người này cũng nhận thức được điều đó, sử dụng những thông tin này viết lên trước cổng nhà bạn làm nhiều người biết đến sự việc này từ đó làm ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của bố bạn, đồng thời ảnh hưởng đến gia đình bạn như bạn có trình bày là “vụ việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bạn, do là người nóng tính và khó kiềm chế nên gia đình bạn thường xuyên xảy ra cãi vã, làm mẹ bạn mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật, công việc của bố bạn bị đình trệ và ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn, gây ra nhiều phiền muộn và oan ức.

Như vậy, với những hành vi và thiệt hại trên người này hoàn toàn sẽ bị khởi tố về tội danh này

Hơn nữa, đối với hành vi của người này có thể bị khởi tố về tội làm nhục người khác theo đúng Điều 155 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể:

“Điều 155.Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khi người này thực hiện những hành vi là viết thư nạc danh hay viết những lời lẽ trước cổng nhà bạn đã xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự của bố bạn và cả gia đình bạn

Để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mình, gia đình bạn có thể trình báo lên cơ quan công an, tùy vào các chứng cứ xác minh do cơ quan điều tra thu thập được mới chứng minh được chính xác người này phạm tội gì.

3. Đăng ảnh làm nhục người khác giử tin nhắn đe dọa xử lý như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Trong trường hợp của bạn, nếu bạn có đủ căn cứ chứng minh về việc người bạn của chị gái bạn có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP và bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Hoặc nếu hành vi này nghiêm trọng hơn thì có thể bị xử lý về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

“Điều 155.Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Về hành vi đe dọa của người bạn chị anh thì anh không nói rõ đe dọa về vấn đề gì nhưng nếu có đủ căn cứ chứng minh về nội dung đó là thì có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 133, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội đe dọa giết người như sau:

Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Theo đó, bạn sẽ tố cáo tới cơ quan công an cấp xã, phường để xử lý vi phạm đối với hành vi này.

>> Xem thêm:

4. Hành vi đe dọa giết người bị xử lý như thế nào?

Thưa luật sư: có người ném đá vào nhà tôi, tôi lỡ tay đánh người đó bị thương, và tôi đã đền bù tiền thuốc men, và đã chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giờ người đó nói sẽ giết tôi để trả thù người đó vào nhà bác của tôi và nói với ông ấy là sẽ giết tôi bằng mọi cách, cho xe tông hoặc thuê người đánh tôi trên đường tôi đi làm. Vậy giờ tôi phải làm sao thưa luật sư?

Tôi chân thành cảm ơn luật sư!

Hành vi đe dọa giết người bị xử lý như thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi:

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ 15:

“Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Dấu hiệu pháp lý:

Khách thể: là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người. Đối tượng tác động là con người.

– Khách quan: là ( hành vi đe dọa tước đoạt tính mạng của người khác trái pháp luật)

+ Thông tin đe dọa giết người có thể chuyển đến nạn nhân bằng bất kỳ hình thức nào như bằng lời nói trực tiếp, qua thư, điện thoại, băng hành động…

+ Sự lo sợ được coi là căn cứ khi cách thức và nội dung đe dọa thể hiện rõ ý định giết người đồng thời làm cho nạn nhân hiểu rằng chủ thể hoàn toàn có đủ điều kiện, động cơ để thực hiện hành vi đó.

Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp

Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 trở lên.

Theo như bạn trình bày, thì người này có hành vi đe dọa sẽ thực hiện hành vi giết chết bạn. Vậy để xử lý kịp thời trước hết bạn trình báo cơ quan công an nơi người này đang cư trú để giải quyết.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

5. Tư vấn về việc bị đe dọa phải bồi thường trong khi không có lỗi ?

Thưa luật sư, Ba cháu là tài xế taxi, ba cháu chạy đến cua quẹo để qua đường thì một người đàn ông say rượu phóng xe máy nhanh về phía xe ba và quẹt mạnh vào taxi ba cháu. Chú ấy ngã vào đám cỏ nên không sao. Cả 2 xe đều bị hư hại, nhưng chú ấy lại bắt ba cháu phải đền tiền thiệt hại là hơn 10 triệu trong khi người có lỗi là chú ấy.

Chú ấy còn có hành vi hăm dọa đâm ba cháu và gọi giang hồ. Có người làm chứng là chú ấy có lỗi, chú ấy liền nắm cổ áo người đó hăm dọa và đuổi đi , buộc ba cháu phải đền tiền bằng cách giữ những đồ có giá trị và giữ giấy CMND. Nếu không trả số tiền hơn 10 triệu đó , họ sẽ xem địa chỉ trên CMND mà tìm đến tận nhà , do họ là dân giang hồ nên ba cháu sợ họ sẽ làm tổn hại đến tính mạng của gia đình. Xin luật sư tư vấn gia đình cháu nên làm gì ạ?

Tư vấn về việc bị đe dọa phải bồi thường trong khi không có lỗi ?

:

Trả lời:

1. Vấn đề bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn:

– Theo quy định tại Điều 584

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Trường hợp của bạn ở trên, theo như thông tin bạn cung cấp thì người đàn ông gây ra tai nạn đó là người đã say rượu, hơn nữa còn có người làm chứng rằng người đàn ông đó là người có lỗi và ba bạn chứng minh được rằng tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ thì theo quy định của pháp luật pháp luật, người gây ra thiệt hại đó sẽ phải bồi thường cho gia đình bạn. Gia đình bạn không phải trả số tiền 10 triệu đó.

* Chúng tôi xin được tư vấn về vấn đề bồi thường thiệt hại do lỗi hoàn toàn của bên gây ra thiệt hại như sau:

Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015.

“Điều 590. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Do đó, nếu ba bạn có thiệt hại xảy ra thì có thể khởi kiện ra Tòa để tòa giải quyết trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được với nhau.

2. Hành vi đe dọa, hăm dọa đâm người khác và gọi giang hồ:

* Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

“Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lí lo sợ như vậy hay không cần phải dựa vào những tình tiết: Nội dung và hình thức đe dọa; thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra; tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa; thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa…

Trong trường hợp này, người đó có hành vi hăm dọa đâm ba bạn và còn có ý định gọi giang hồ làm cho ba bạn lo sợ sẽ làm nguy hiểm đến tính mạng gia đình của bạn, do đó hành vi này của người đàn ông trên có thể cấu thành tội đe dọa giết người.

3. Hành vi giữ đồ có giá trị và CMND:

Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, quy định về tội cướp tại sản, cụ thể:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Trong trường hợp này, hành vi giữ đồ có giá trị và CMND có thể cấu thành tội cướp tài sản theo quy định ở trên.

Như vậy, gia đình bạn hoàn toàn có thể báo cáo vụ việc lên cơ quan công an để can thiệp vào vụ việc nhằm đảm bảo an toàn cho gia đình bạn, đồng thời gia đình bạn cần tích cực thu thập các chứng cứ về hành vi đe dọa của người đàn ông đó.

>> Tham khảo nội dung:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *