Cho vay nặng lãi có đòi được tiền gốc không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi cho vay với lãi suất cao (nặng lãi) mà con nợ không trả được thì có thể đòi lại tiền gốc đã cho vay được không ? Pháp luật quy định như thế nào về hành vi cho vay lãi cao ? Luật sư tư vấn và giải đáp một số vướng mắc cụ thể về vấn đề trên:

Mục lục bài viết

1. có đòi được tiền gốc không?

Thưa luật sư, Vừa rồi em có cho 1 người bạn vay tiền, em có yêu cầu người đó viết giấy theo mẫu của anh chị( phần lãi suất em ghi là theo thỏa thuận, em có giữ của người đó 1 CMTND). Bây giờ em muốn đòi số tiền trên nhưng người bạn đó nhất định không trả và còn dọa lại là sẽ kiện em vì 2 lí do:

+ Thứ nhất: em không có giấy phép để hoạt động kinh doanh;
+ Thứ hai: phần lãi mà hai bên ban đầu thỏa thuận miệng là 3nghin/1ngay/1trieu( nhưng trên hợp đồng thì không ghi). Lãi như vậy đã quá lãi mà nhà nước quy định.
Hiện tại em rất muốn đòi lại khoản tiền đó mà ko cần lấy tiền lãi gì cả, nhưng em vẫn thấy lo vì ko biết mình có vi phạm pháp luật hay không.

Mong anh chị tư vấn giúp em. Cảm ơn anh chị !

Người gửi: DVT

Cho vay nặng lãi có đòi được tiền gốc không?

Trả lời:

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Liên quan đến câu hỏi của chị, chúng tôi xin trả lời như sau:

Đối với thắc mắc thứ nhất của bạn, theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp ( Nghị định 39/2007/NĐ-CP hướng dẫn luật doanh nghiệp) thì cá nhân khi kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh mang tính thường xuyên và có địa điểm kinh doanh cố định thì phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước để thành lập doanh nghiệp hoặc theo từng loại hình kinh doanh mình lựa chọn. Vì thế nếu bạn mở cơ sở hoạt động kinh doanh của bạn mà không đăng ký kinh doanh (để lập hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp) là vi phạm pháp luật.Căn cứ hành vi, tính chất vi phạm mà bạn có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Nếu bạn cho vay theo hình thức giao dịch dân sự, không có địa điểm kinh doanh cố định và không thường xuyên thì bạn không cần phải đăng ký kinh doanh.

Đối với thắc mắc thứ hai: về vấn đề cho vay nặng lãi:

Theo quy định Điều 201 có quy định như sau:

”1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Về mức lãi suất cho vay, căn cứ điều 468 quy định về lãi suất như sau:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Vậy trong trường hợp của bạn, bạn cho vay với mức lãi suất 3.000 đồng/1 triệu/1 ngày nếu số lợi bất chính bạn thu được đã tù 30.000.000 đồng trở lên thì bạn sẽ phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo quy định nêu trên. Nếu số lãi bạn thu được chưa đến 30.000.000 đồng thì bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương tự. Bạn cũng nên lưu ý rằng có thể phần lãi suất này bạn không đưa vào hợp đồng nhưng trên thực tế người vay vẫn phải trả khoản này nên không loại trừ việc có ngươi làm chứng hoặc có bằng chứng như chứng từ chuyển khoản ngân hàng, ghi âm, ghi hình việc trả lãi.

Bạn nên chỉ đòi phần tiền gốc và mức lãi suất mà pháp luật cho phép, phần lãi suất vi phạm bạn nên xóa cho người vay.

2. Tư vấn đòi lại xe từ người cho vay nặng lãi ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Chồng tôi có vay nặng lãi nhưng chưa có tiền trả. Hôm trước chồng tôi đi xe của anh trai tôi đi làm thì gặp mấy người cho vay đó, và họ đã lấy xe và giấy tờ xe. Vậy nếu giờ tôi thì có thể lấy xe về cho anh trai tôi không?

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: C.T

Tư vấn đòi lại xe từ người cho vay nặng lãi ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào các thông tin bạn cung cấp xin tư vấn như sau:

Trong trường hợp của bạn, do bạn chưa trao đổi rõ việc bên cho vay thỏa thuận với chồng bạn để lấy chiếc xe hay họ dùng vũ lực, đe dọa chồng bạn để lấy xe và bạn có căn cứ để chứng minh những người này dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực với chồng bạn khay không, nếu có những người này có thể phạm tội cướp tài sản theo quy định của bộ luật hình sự hiện hành, nếu không dùng vũ lực thì anh bạn có thể khởi kiện để yêu cầu tòa án tuyên giao dịch dân sự vô hiệu cho người đứng ra thỏa thuận giao xe không phải chủ xe hoặc người được chủ xe ủy quyền.

Tội cướp tài sản được qui định tại Điều 168 :

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

3. Tư vẫn cách xử lý khi bị cho vay nặng lãi ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp:Hiện vợ tôi có đi vay một số người với lãi suất 10000/1 triệu/1 ngày (không thể hiện lãi suất qua giấy tờ vay tiền, không có ghi nhận khi nộp lãi) và không cho tôi biết, đến khi tôi biết thì đã đến gặp và cùng người nhà nói chuyện với người cho vay thanh toán trả khoản tiền mà người cho vay đã báo và cam kết không cho vay nữa (việc này chỉ qua nói chuyện, không có giấy tờ, do không hiểu rõ cách xử lý và muốn giải quyết nhanh gọn).

Sau một thời gian (gần 2 năm), khi vợ tôi hết khả năng chi trả lãi (việc này tôi không biết, vợ tôi đi mượn tiền người thân trong gia đình để trả lãi), thì tôi đã phát hiện vẫn những người này đang thu lãi vợ tôi (10000/1 triệu/1 ngày) và hiện đang đòi trả gốc do vợ tôi đã không thể tiếp tục trả lãi, lãi vợ tôi trả đến bây giờ đã hơn số vốn họ đòi nhiều.

Xin luật sư tư vấn giúp tôi phải làm gì để giải quyết dứt điểm việc này? Tôi phải làm sao khi họ làm áp lực đòi tiền? Đây có phải đã phạm tội hình sự và kiện họ như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: T.Q.M.T

Tư vẫn cách xử lý khi bị cho vay nặng lãi ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Do đó, trong trường hợp này bạn có thể báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩn quyền (cơ quan công an cấp quận/huyện/thành phố) để họ tiến hành xác minh, điều tra. Nếu thỏa mãn quy định tại điều 163 của Bộ luật Hình sự 1999 thì bên cho vay sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do đó, trong trường hợp của bạn, để giải quyết mâu thuẫn, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

+ Bạn và vợ bạn có thể thỏa thuận với bên cho vay để thống nhất với họ lại mức lãi suất phù hợp với quy định của pháp luật và thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay của mình.

+ Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được, bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cứ trú, sinh sống hoặc làm việc của bị đơn để có thể tiến hành khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố mức lãi suất vượt quá kia là vô hiệu. Đồng thời, bạn có thể tố cáo hành vi của bên cho vay đến các cơ quan có thẩm quyền như đã nêu trên.

Trân trọng./.

4. Cho vay nặng lãi có phải lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản không ?

Thưa Luật sư: Tháng 5/2014 em mở shop thời trang công sở cho một hãng có tên tuổi ở Hà Nội, do vốn ban đầu ít không đủ xoay vòng tiền hàng nên ngày 7/8 em có vay của một chị 5 triệu với lãi suất 5.000/1.000.000/1 ngày để lấy hàng nhưng do ế ẩm và không đủ doanh thu nên đến ngày 14/8/2014 em lại vay thêm 10 triệu đồng để trang trải tiền thuê cửa hàng và tu sửa lại cửa hàng cũng với lãi suất như trên.

Hợp đồng chỉ có một bản chị ta giữ không cho tôi bản nào và nói rằng khi nào tôi trả hết gốc lãi thì sẽ trả gốc cho tôi, lãi suất thoả thuận bằng miệng chứ không ghi trong hợp đồng. Hai tháng đầu chị ta lấy tôi 3 triệu tiền lãi và có một quyển sổ chị ta ghi vào không cho tôi ký cũng không ghi biên nhận cho tôi, những tháng sau chị ta lấy đều mỗi tháng 2.250.000đ (15%/1 tháng) có lần tôi bị tai nạn nên nhờ mẹ tôi ra trả hộ chị ta cầm tiền nhưng không ghi biên lai, mẹ tôi có hỏi thì chị ta nói chỗ chị em quen biết gđ với nhau không cần. Và cứ thế tôi trả đều đặn cho đến hết tháng 6/2015 số tiền lãi tôi đã trả là 21 triệu, đến nay tôi không còn khả năng chi trả (vì từ lâu shop thời trang không bán được phải thanh lý và trả công ty) tôi đi làm thêm cũng chỉ đủ trả lãi cuộc sống khó khăn, ly hôn nuôi con một mình may nhờ ông bà ngoại chăm nom con cái, chị ta biết thế nhưng không giảm tiền lãi cho tôi mà vẫn nhận nhưng không ghi biên nhận cho tôi.

Khi bố mẹ tôi biết chuyện đã suy nghĩ cho tôi tiền trả nhưng phải lấy giấy tờ gốc về và ghi rõ từng ngày trả lãi, tôi ra đặt vấn đề thì chị ta không đồng ý cho tôi hai bản gốc và giấy ra hạn mà viết cho tôi một tờ hợp đồng mới gộp hai khoản trên vào là 15 triệu vào ngày 14/8/2015 rồi không ghi cho tôi chữ sao lại từ hai hợp đồng ngày 7/8 và 14/8. Khi tôi yêu cầu xác nhận cho tôi số tiền lãi đã nhận của tôi mà chính chị ta cũng thừa nhận 21 triệu nhưng chị ta không ký và nói rằng đây là cho vay ngoài không phải ngân hàng nên không ký mà chị ta chỉ đánh dấu vào sổ của chị ta. Bố mẹ tôi mời chị ta đến nhà chơi và nói chuyện tình cảm và yêu cầu chị ta tính lại lãi kể cả gấp đôi lãi suất Ngân hàng cho phép không vượt quá 150% nhưng chị ta không nghe mà còn dở mặt nói rằng nếu tôi không trả đủ 15tr gốc thì sẽ tố cáo tôi ta toà và không thừa nhận số tiền lãi 21tr mà tôi đã trả cho chị ta, chị ta còn chụp ảnh tờ hợp đồng gộp của hai ngày kia và bảo là đã thế tính 30tr tiền gốc.

Thật tình tôi cũng không biết làm thế nào nữa? Bố tôi nói sẽ tố chị ta vì thế chị ta không đòi 15tr gốc nữa mà bảo tôi trả 12tr còn số lãi 21tr kia không có căn cứ chị ta không ký xác nhận. Trừ khi tôi trả đủ 15tr gốc và tiền lãi hai tháng 7 và 8 là 4,5tr thì chị ta mới xác nhận số tiền lãi tôi đã trả 21tr trong thời gian qua mà không hề có biên lai xác nhận. Như vậy có phải chị ta lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tiền của tôi không?

Tôi xin cảm ơn!

Cho vay nặng lãi có phải lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản không ?

Trả lời:

Tại thời diểm vay tiền của bạn, chúng tôi xin áp dụng điều 140 ()- Bộ luật Hình sự có hiệu lực lúc bấy giờ về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”

Theo như quy định trên, thì người cho bạn vay không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vì người cho vay không có hành vi vay hay mượn hoặc thuê tài sản mà có thể người đó đã phạm tối cho vay lãi nặng, do hành vi đó kéo dài đến hiện tại nên chúng tôi xin tư vấn theo quy định của bộ luật hình sự 2015, cụ thể:

Theo quy định Điều 201 có quy định như sau:

”1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Về mức lãi suất cho vay, căn cứ điều 468 quy định về lãi suất như sau:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Theo quy định của pháp luật về hợp đồng vay thì không quy định bắt buộc phải thành lập văn bản, do đó hợp đồng vay giữa hai bạn không vi phạm về hình thức. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, thì lãi suất hai bên thỏa thuận đã vi phạm quy định của bắt buộc. Đồng thời, hai bên đang có sự tranh chấp. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể làm yêu cầu Tòa án có thẩm quyền hoặc cơ quan công an giải quyết để đảm bảo quyền và lợi ích của pháp luật. Bạn cũng lưu ý thu thập đủ bằng chứng để có căn cứ tố cáo, khởi kiện.

5. Tư vấn giải quyết trường hợp vay tiền nặng lãi ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Mẹ tôi có từng vay nóng 50 triệu nhưng quy cách trả lãi thì cứ một triệu thì một tháng phải trả 1 triệu 2 và cứ vậy nhân cho 50 triệu thì một tháng mẹ tôi phải trả 10 triệu tiền lãi.

Tôi là người luôn đi nộp tiền và trong một năm mỗi ngày mẹ tôi bình quân phải góp 500.000 cho ngừơi ta nhưng góp gần hai năm vẫn không hết và nếu chỉ đóng trễ hai ngày là họ có biểu hiện đe dọa đánh và bắt cóc người thân của tôi.Vậy cho tôi hỏi có biện pháp nào để cứu vãn không? vì sau hai năm đó vì không chịu được áp bức nên nhà tôi phải di dân sang tỉnh khác sống và rất sợ. Có cách nào có thể giúp gia đình tôi không, dù là kiện và bị đóng phạt nhưng có thể xóa bỏ nợ lãi và cho họ bị pháp luật trừng phạt.

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: P.H

Tư vấn giải quyết trường hợp vay tiền nặng lãi ?

Trả lời:

Về :

Bạn costher tham khảo mức lãi suất cho vay và cấu thành tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự mà chúng tôi đã nêu trên để áp dụng vào trường ợp của mình.

6. Hình thức xử lý trường hợp cho vay nặng lãi

Thưa luật sư, Em là sinh viên năm cuối, em có vay ở hiệu cầm đồ số tiền 15 triệu đến nay hơn 1 năm họ tính lãi cho em lên tổng là 40 triệu. Em có để lại 1 thẻ sv lãi suất 4k/triệu/ngày. Em có xin họ cho bớt lãi nhưng họ không cho ngược lại còn đe dọa đánh em, chửi bới, tìm em. Nếu em không trả 40 triệu thì họ sẽ đưa lên nhà trường, làm cho tinh thần em hoang mang và lo sợ.

Luật sư cho em hỏi nếu đưa lên nhà trường thì em có bị đuổi học không. Và nếu em báo công an thì có ảnh hưởng tới học tập của em không? hình thức em bị phạt như thế nào đối với pháp luật và chủ nợ có vi phạm pháp luật không và hình thức như thế nào ạ ?

Em xin cảm ơn luật sư.

Người gửi: T.T.

Hình thức xử lý trường hợp cho vay nặng lãi

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gủi câu hỏi tới chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Vấn đề thứ nhất, về việc đuổi học. Bạn không thuộc trường hợp bị đuổi học theo quy định tại khoản 4 Điều nói trên. Cụ thể:

“4. Sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

a) Có điểm trung bình chung học tập của năm học dưới 3,50;

b) Có điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khóa học dưới 4,00 sau hai năm học; dưới 4,50 sau 3 năm học và dưới 4,80 sau từ 4 năm học trở lên;

c) Đã hết thời gian tối đa được phép học tại trường theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Quy chế này;

d) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Quy chế này;

Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, trường phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại trường có các chương trình ở các trình độ thấp hơn hoặc có các chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng thì những sinh viên thuộc các diện quy định tại các điểm a, b và c khoản này được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ khi học ở các chương trình mới này. Hiệu trưởng quyết định kết quả học tập được bảo lưu cho từng trường hợp cụ thể.”

Do bạn không thuộc vào các trường hợp bị buộc thôi học nói trên nên nếu bên cho vay đưa vụ việc lên nhà trường thì bạn vẫn không bị đuổi học

Thứ hai, với mức lãi suất 4 ngàn đồng/triệu/ngày thì chủ tiện cầm đồ có thể phạm vào tội cho vay lãi nặng theo quy định của Điều 201 như sau:

”1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Hình sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *