Cho vay lãi suất cao khi nào thì phạm luật ? Những chiêu thức lừa cho vay với lãi suất cắt cổ ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tất cả các hình thức dụ dỗ người dân cầm cố tài sản thế chấp ngân hàng đều có chung một bản chất, đó là đánh vào lòng tham của bất kỳ ai muốn cho vay lãi suất cao, thời gian hoàn vốn ngắn. Song, phía sau “bức tranh” được thêu dệt đó là một cái bẫy với tỉ lệ thua thiệt gần như 99% của người cho vay vốn.

Tung những đòn gió …

Mới đây nhất, gần chục hộ dân đã Công ty K.O. tại đường Phạm Thế Hiển, phường 5, quận 8, TP HCM do bà P. làm phó giám đốc. Bà P. đã vẽ ra nhiều viễn cảnh tốt đẹp cho sự phát triển của công ty mình. Nào là hiện tại trong tay bà đang nắm nhiều lô đất dự án ở những nơi đang “sốt” như ở Củ Chi, Bình Chánh và cần một số vốn đầu tư. Chưa hết, chỉ tay vào 3 căn nhà mặt tiền bề thế trên đường Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8, bà cho biết đó là những căn nhà thuộc quyền sở hữu của mình.

Dù thông tin trên, những người dân chỉ nghe bà P. “nói” và chưa được kiểm chứng, nhưng họ đã tin “sái cổ”. Thế là hàng loạt người đã “cắn câu” bà P. Cũng bởi mức lãi suất bà P. đưa ra khá cao, ở mức 10%/tháng, quả là nằm mơ khi chỉ trong vòng chưa đầy một năm, những hộ dân này có thể gom cả lãi lẫn lời. Không biết họ có biết rằng, theo mức quy định lãi suất cho vay tín dụng ở thị trường phi chính thức chỉ được vượt khung ngân hàng 3 lần vào thời điểm cho vay.

Thế là, họ đua nhau đưa giấy đỏ, giấy hồng và làm thủ tục bảo lãnh cho bà vay vốn bằng chính tài sản của mình. Khi cầm được sổ đỏ của những đối tượng bị mình lừa, bà P. tức tốc bằng những hình thức này, hình thức khác chiếm dụng quyền sở hữu để có trong tay một số tiền lớn.

Như trường hợp bà Đ.T.Tho với giấy chủ quyền của một người khác đứng tên, song bà Tho lại đưa cho bà P. giấy chứng nhận quyền sở hữu đất của mình nhờ làm dịch vụ vay thế chấp cho ngân hàng. Khi cầm được sổ đỏ trong tay, bà P. lại đem đi thế chấp vay tiền của một đối tượng khác. Sự việc trên vỡ lở, khi đến hẹn không thấy bà P. thực hiện đúng cam kết, những đối tượng cho bà P. vay đến nhà tìm thì mới biết bà P. đã bỏ trốn tự khi nào! Còn những dự án, những căn nhà mà bà P. từng nói thuộc quyền sở hữu của mình thì cũng chỉ là của người khác cầm cố cho bà P.

>> , gọi số:

 

Dù có “lừa” nhưng khó quy tội?

Đơn cử trường hợp vay nợ thường xảy ra nhất như của bà H., đã ngoài 70 tuổi, thường trú tại đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, TP HCM. Tại thời điểm này, bà H. có nhu cầu vay 5 tỉ đồng. Tuy nhiên, với số tiền lớn như vậy mà không có phương án kinh doanh cụ thể để trình ngân hàng xét duyệt thì cũng bằng 0. Thực chất, bà H. khao khát có số tiền trên để trả nợ tín dụng đen đến hồi phải trả. Hơn nữa, ngân hàng lại sợ bà H. lớn tuổi nên cũng khước từ cho vay.

 

Đến lúc này, bà H. phải cầu cạnh Công ty B.T. Khi nghe bà H. giãi bày tâm sự, Giám đốc Công ty B.T. cảm thông và lập một phương án kinh doanh cụ thể rồi đề nghị ngân hàng cho vay tiền. Sau đó Công ty B.T. ra ngân hàng làm thủ tục vay tiền dưới sự chấp nhận bảo lãnh tài sản của bà H.

Một thời gian sau, người ta mới biết bà H. bị phát mãi tài sản do không có khả năng trả . Cũng đúng thôi, một khi đã vay tiền ngân hàng và không có một phương án kinh doanh cụ thể, “không chóng thì chầy” số tiền lãi hàng tháng phải trả đều đặn như thế bằng tiền vốn vay cũng sẽ tiêu tốn.

Dù sự việc trên đã có một kết thúc tốt đẹp, thế nhưng đến bây giờ nghĩ lại, ngân hàng chấp thuận cho vay theo dự án mà Công ty B.T. đưa ra đã bị một phen hú vía.

Nhìn nhận dưới góc độ về luật pháp, Luật sư Nguyễn Kiều Hưng phân tích: Bằng hình thức này, doanh nghiệp vừa có tiền để kinh doanh, lại vừa thu được phí dịch vụ, sau đó sẽ đem vốn vay được cho vay nóng để hưởng lợi. Khi có được số tiền lớn của nhiều người trong tay, doanh nghiệp kia có thể phủi tay bằng cách tuyên bố phá sản bất cứ lúc nào. Lúc này, người thiệt hại cuối cùng sẽ chính là những nạn nhân đã cho doanh nghiệp vay vốn “làm ăn”. Bởi, việc nợ nần chồng chất của doanh nghiệp dẫn đến giải thể cũng khó có thể quy vào tội . Vì, tất cả những sổ đỏ và hợp đồng bảo lãnh của người dân cho doanh nghiệp đứng tên vay ngân hàng cũng trên hình thức “tự giác tự nguyện”. Việc thỏa thuận và hợp đồng bảo lãnh tài sản thế chấp ngân hàng giữa người dân với một doanh nghiệp thực sự còn nhiều kẽ hở. Khi soạn thảo hợp đồng, người dân thường nắm… đằng lưỡi do chính bản hợp đồng trên được phía công ty soạn sẵn, và người dân đóng vai trò bảo lãnh tài sản của mình thế chấp ngân hàng lại là người “điểm chỉ”. Nếu xảy ra rủi ro, thiệt hại thuộc về người dân bởi họ là người đem tài sản ra thế chấp ngân hàng cho các doanh nghiệp vay.

Để thực hiện được một phi vụ vay “mượn” sổ đỏ cầm cố ngân hàng vay giùm cho một công ty hoạt động, nhất thiết phải có sự phối hợp “ăn ý” ở nhiều quy trình. Luật sư Trần Hồng Phong, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Ecolaw cho biết: “Khi đặt bút ký kết các hợp đồng hợp tác với bất kỳ một đối tác nào, người dân cần đến các trung tâm trợ giúp pháp lý, trung tâm tư vấn pháp lý, hội luật gia hoặc những công ty để nhận được sự giúp đỡ. Tại đây, người dân luôn nhận được sự tư vấn miễn phí cho những hợp đồng kinh tế của mình. Chỉ khi soạn thảo hợp đồng, để quyền lợi cho thân chủ được đảm bảo nhất trước những rủi ro, các công ty mới tính phí tùy theo giá trị giao dịch và mức độ phức tạp của giao dịch”.

Đã đến lúc, người dân cũng phải tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về luật để có thể “đề kháng” trước những chiêu lừa sổ đỏ như hiện nay. Nhu cầu khát vốn của doanh nghiệp là có thật, song nạn lừa chiếm đoạt vốn “hợp pháp” mà thiệt hại là người dân luôn chực chờ bất cứ lúc nào để đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết.

Bộ phận doanh nghiệp – Minh Khuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *