Cho nhà hàng xóm mượn đất nhưng không đòi lại được phải làm thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, mẹ tôi có một thửa đất, đứng tên mẹ tôi. Năm 2017, mẹ tôi có cho ông A hàng xóm mượn đất để dựng nhờ xe và vật dụng không dùng đến. Nay ông A xây dựng nhà trên đất nhà tôi, mẹ tôi có đòi lại đất nhưng họ không trả. Vậy Luật sư cho tôi hỏi mẹ tôi có đòi lại được đất hay không? Mong luật sư tư vấn cho tôi. Cám ơn Luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của

>> 

  

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– 

2. Luật sư tư vấn:

– Thứ nhất là,  như bạn có trình bày ở trên thì gia đình bạn đã có sổ đỏ, Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đứng tên mẹ bạn. Vậy pháp luật công nhận quyền sở hữu hợp pháp của mẹ bạn trên phần đất này. Cụ thể,

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 97 Luật Đất đai năm 2013:

>&gt Xem thêm: 

Điều 97. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp của bạn, vì mẹ bạn đứng tên trên giấy chứng nhận nên mẹ bạn có quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt phần đất được chia. Do đó, mẹ bạn có quyền đòi lại mảnh đất đó.

– Thứ hai là, Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định, trong trường hợp UBND cấp xã giải quyết tranh chấp không thành thì được giải quyết như sau:

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

>&gt Xem thêm: 

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Như vậy có nghĩa là, Căn cứ theo quy đinh này, bạn phải gửi đơn đến UBND cấp xã để yêu cầu hòa giải. Nếu việc hòa giải không thành, bạn có thể nộp đơn lên tòa án cấp huyện để yêu cầu giải quyết.

– Thứ ba là, Về hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai, bạn cần chuẩn bị: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đơn khởi kiện; Biên bản hòa giải không thành của Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường; Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân; Các giấy tờ liên quan khác như sổ địa chính, giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất…

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  gọi tới số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

>&gt Xem thêm: 

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *