Cho con chưa thành niên điều khiển xe máy thì bị xử lý như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Nhiều phụ huynh cho phép con em mình tự điều khiển xe máy khi tham gia giao thông, việc làm này tồn tại rất nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ. Đồng thời, việc học sinh điều khiển xe máy phân khối lớn đến trường là vi phạm quy định của pháp luật.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

2. Chuyên viên tư vấn:

Theo quy định của BLDS 2015 thì người chưa thành niên là là người chưa đủ mười tám tuổi (Điều 21). Theo đó, người chưa thành niên, do người chưa thành niên chưa phát triển toàn diện và đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần nên họ là người chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Pháp luật quy định những giao dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập, thực hiện phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi lái xe thì người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3, việc điều khiển xe này không bắt buộc phải qua đào tạo và cấp bằng lái xe. Đối với người dưới 16 tuổi là người chưa thành niên thường chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, chưa có khả năng nhận thức, kiểm soát được suy nghĩ, hành vi của mình nên sẽ không được điều khiển xe gắn mắn trong bất kì trường hợp nào.

Như vậy, trường hợp người dưới 16 tuổi điều khiển xe gắn máy hoặc người đủ 16 tuổi trở lên lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên là vi phạm quy định của pháp luật. Theo đó, Khoản 4 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;”

Như vậy, người từ đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe gắn máy và người đủ 18 tuổi trở lên mới được lái xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 50 cm3. Người chưa thành niên lái xe tham gia giao thông khi chưa đủ điều kiện lái xe tham gia giao thông sẽ phải chịu mức phạt theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay (khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

Thêm vào đó, căn cứ điểm đ khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng)”.

Theo khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông thì người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Như vậy, nếu chủ phương tiện giao xe cho người từ đủ 16 tuổi trở lên điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên thì không vi phạm quy định của pháp luật và sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính. Còn nếu chủ phương tiện cho người chưa thành niên chưa đủ điều kiện lái xe tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Với mức phạt là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân và từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức.

Đồng thới, trường hợp chủ phương tiện giao xe cho người chưa thành niên sử dụng xe gắn máy, nhưng người chưa thành niên đó đã sử dụng xe gắn máy này làm phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội (VD: Đi cướp giật). Nếu chủ phương tiện biết rõ ý định của người người chưa thành niên là mượn xe để thực hiện hành vi phạm tội thì chủ phương tiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò là người giúp sức (tạo những điều kiện về vật chất cho việc thực hiện tội phạm) theo quy định của BLHS.

Ngoài ra, nếu người chưa thành niên điều khiển xe do chủ phương tiện giao cho mà gây thiệt hại cho người khác thuộc các trường hợp quy định tại Điều 264 BLHS 2015 sửa đổi năm 2017 thì có thể bị truy cứu TNHS về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Theo đó, tài sản là chiếc xe gắn máy sẽ bị coi là công cụ, phương tiện phạm tội và bị xử lý bằng cách tịch thu, sung công quỹ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *