Cho bạn mượn xe ô tô mà bạn mang đi cắm thì phải xử lý như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành.

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư. Nhờ luật sư tư vấn giúp e ạ. E là nguyệt, e có chiếc xe hyundai accent đời 2015. E có cho 1 người bạn thuê. Nhưng chỉ làm giấy tờ cho mượn bình thường(vì nghĩ rằng bạn bè nên ko quá quan trọng thủ tục). Và đến ngày trả xe thì bạn lại cứ lý do nọ lý do kia ko trả.

E đòi riết và nói sẽ làm đơn báo công an thì bạn đó nói cho cậu em mượn, do nợ tiền của người ta nên người ta xiết xe. Nhưng thực tế là bạn ấy nợ tiền của người ta nên người ta giữ xe. Mà chiếc xe đó hiện em đang vay của ngân hàng vpbank và ngân hàng hiện đang giữ đăng ký xe. Và bạn này cũng đang có ý định bỏ trốn vào sài gòn. Vậy cho en hỏi:

Thứ 1: Nếu xe em bị giữ mà bạn ấy bỏ trốn mà em lại ko liên lạc đc với bạn ấy và cũng ko biết xe ở đâu thì e sẽ giải quyết với ngân hàng như thế nào và ngân hàng sẽ xử lý ra sao ?

Thứ 2: Nếu bạn ấy trốn mà e tìm được nơi người đang giữ xe của em thì em có được lấy xe về hay không. Và có phải trả khoản nợ mà bạn kia đang nợ của người ta hay không để lấy xe về ?

Thứ 3: Như vậy thì bạn ấy sẽ phạm tội gì và bị xử lý như thế nào ?

Xin luật sư hãy tư vấn giúp em, em xin cảm ơn ạ.

Người gửi : Lưu Gia Nguyệt

 

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Luật sư tư vấn pháp lý của công ty Xin giấy phép, sau thời gian nghiên cứu nội dung câu hỏi của bạn cùng với các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan Luật sư xin trả lời bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

2. Nội dung tư vấn

Thứ nhất: Nếu bạn không liên lạc và làm việc được với người bạn đấy thì việc đầu tiên để đảm bảo quyền lợi cho bạn là bạn phải báo với cơ quan công an. Khi cơ quan công an vào cuộc làm việc điều tra vụ việc thì có thể khởi tố vụ án cũng như truy nã nếu người bạn đấy bỏ trốn. Tạm thời bên ngân hàng không biết về việc này thì bạn không chưa nên thông báo với ngân hàng vì có sự vào cuộc của cơ quan công an thì sự việc sẽ được giải quyết theo quy định pháp luật. Bạn ngay tình nên không phải chịu trách nhiệm nếu ngân hàng phát hiện tài sản thế chấp đang bị thất lạc không phải do lỗi của bạn.

Thứ hai:Nếu bạn biết xe bạn đang ở đâu thì bạn cũng không có căn cứ để lấy lại, việc bạn cứ đòi lại chỉ khiến cho sự việc thêm rắc rối mà thôi. Nên trường hợp này bạn chỉ báo cơ quan công an điều tra cấp huyện nơi có chiếc xe bị giữ để họ vào cuộc làm việc. Bạn càng không nên bỏ tiền ra để trả nợ thay cho người bạn đã bỏ trốn. Căn cứ theo Luật dân sự thì người có nghĩa vụ trả nợ là người bạn đã bỏ trốn chứ không phải là bạn.

Thứ ba: Hành vi của người bạn mượn xe của bạn đã vi phạm quy định pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 bộ luật hình sự năm 2015. Ở đây bạn cũng chưa nói chiếc xe hiện tại có giá trị thực tế như thế nào nên bạn có thể căn cứ vào nội dung quy định pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sau để có thể biết được mức hình phạt của người bạn đó sẽ ở mức nào.

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi ngay số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *