Chia thừa kế khi một bên vợ hoặc chồng chết?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư: Bố mẹ tôi có một mảnh đất đứng tên bố mẹ em trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi mẹ tôi mất anh trai tôi có xin bố cho một phần nhưng nay anh ấy lại muốn lấn thêm nhưng bố tôi không đồng ý. Vậy muốn ra tòa chia để anh tôi không được lấy thêm thì sẽ được chia thế nào?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. :

Việc giải quyết tài sản của vợ, chồng khi một bên vợ hoặc chồng chết được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự về thừa kế và Luật Hôn nhân và gia đình về .

Theo , tại Điều 66 quy định về giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau:

– Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

– Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

– Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.

– Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Căn cứ quy định trên, đối với trường hợp của bạn, bố mẹ bạn có tài sản chung là quyền sử dụng đất đối với mảnh đất hiện của gia đình thì sau khi mẹ bạn mất, bố bạn sẽ là người quản lý tài sản nếu mẹ bạn không để lại di chúc và không chỉ định người quản lý tài sản.

Khi bạn hoặc bố của bạn hoặc bất kỳ người thừa kế nào có yêu cầu chia di sản thì tài sản chung là quyền sử dụng đất đó sẽ được chia đôi, theo đó di sản thừa kế của mẹ bạn sẽ là một phần hai quyền sử dụng đất, phần tài sản này sẽ được chia thừa kế theo quy định của . Khi đó, sẽ có hai trường hợp xảy ra: mẹ bạn có để lại di chúc và trường hợp mẹ bạn không để lại di chúc.

– Trường hợp mẹ bạn có để lại di chúc: Nếu trước đó bố mẹ bạn đã có thỏa thuận hoặc đã chia đôi tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản của mẹ bạn sẽ được chia theo di chúc mà mẹ bạn để lại và lưu ý một số trường hợp người không có tên trong di chúc vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 644 bao gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động. Những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

– Trường hợp mẹ bạn không để lại di chúc: Phần di sản của mẹ bạn sẽ được chia theo quy định pháp luật cho người thừa kế theo hàng thừa kế.

Điều 651 quy định về hàng thừa kế như sau:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Căn cứ quy định trên, bố của bạn, bạn và các anh, chị, em của bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và có quyền được chia thừa kế đối với di sản do mẹ bạn để lại ( tức một phần hai quyền sử dụng đất đã được chia từ tài sản chung đó). Tổng số người ở hàng thừa kế thứ nhất ( gồm bố của bạn, bạn, anh chị em bạn) có bao nhiêu người thì sẽ được chia thành bấy nhiên phần bằng nhau và mỗi người được hưởng một phần. Khi đó anh trai của bạn chỉ có quyền được hưởng một phần di sản tương ứng đó mà không được phép lấy thêm, nếu muốn lấy thêm phải được các người thừa kế khác đồng ý, nếu những người thừa kế khác không đồng ý thì anh trai của bạn không có quyền lấy thêm phần đất nào.

Tuy nhiên, vì quyền sử dụng đất là di sản có tính đặc thù, nếu việc chia quyền sử dụng đất ( thực chất là chia đất) không thực hiện được ( vì không đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định sau khi tách thửa) thì có thể giải quyết theo hướng các bên thỏa thuận và nhận phần giá trị tương ứng đối với phần đất được chia, việc này sẽ do Tòa xem xét dựa trên thỏa thuận của các bên và quyết định. Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, nếu việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm theo quy định tại Điều 661 về hạn chế phân chia sản.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *