Chia tài sản khi chủ doanh nghiệp tư nhân qua đời ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Cô Nhi là một người nghiện heroin và phải tham gia vào trại cai nghiện. Ba cô Nhi là chủ một doanh nghiệp tư nhân.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của

>>

Thưa Luật sư, Tôi muốn hỏi: Cô Nhi là một người nghiện heroin và phải tham gia vào trại cai nghiện. Ba cô Nhi là chủ một doanh nghiệp tư nhân. Vài năm trước ba cô Nhi đã qua đời trong tai nạn giao thông. Cô Nhi lại là con một (duy nhất) trong gia đình. Vậy:
1. Cái chết ba cô nhỉ có làm ảnh hưởng đến việc ngừng hoạt động của công ty hay không, vì sao?
2. Cô Nhi có trở thành người sở hữu mới của công ty ba cô Nhi , tài sao ?

Người hỏi: Hoàng Trinh

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. :

Vì doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, tức doanh nghiệp không có , tài sản của doanh nghiệp cũng như chủ doanh nghiệp không có sự tách bạch, hay có thể hiểu rằng quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân gắn liền với quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân đó.

Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Do đó, có thể hiểu rằng doanh nghiệp tư nhân là tài sản của chủ doanh nghiệp đó và nếu như trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân đó chết thì doanh nghiệp ấy sẽ là di sản thừa kế của người đó để lại. Như vậy, di sản thừa kế đó sẽ được chia thừa kế theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015.

1. Cái chết của ba cô Nhi có làm ảnh hưởng đến việc ngừng hoạt động của công ty không, vì sao?

Như đã nói ở trên, doanh nghiệp tư nhân này là tài sản thừa kế của người chủ doanh nghiệp để lại. Do đó, nếu người đó mất đi thì doanh nghiệp sẽ vẫn tiếp tục hoạt động dưới sự điều hành của chủ doanh nghiệp mới là một trong những người thuộc diện được hưởng di sản thừa kế này. Trong trường hợp đó, người được hưởng di sản thừa kế là doanh nghiệp tư nhân sẽ cần tiến hành làm thủ tục thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.

Về hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, bạn nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh tại sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp bạn đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân gồm:

  • Thông báo thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
  • Bản sao có chứng thực CMND của bạn.
  • Văn bản thỏa thuận (Trong trường hợp có nhiều người được hưởng di sản thừa kế).
  • Trích lục khai tử.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản sao và bản chính.

2. Cô Nhi có trở thành người sở hữu mới của công ty ba cô Nhi không, tại sao?

Theo quy định về các trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế tại Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015, không có trường hợp nào quy định rằng người bị nghiện ma túy không được hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên, cô Nhi bị nghiện heroin và đã từng phải vào trại cai nghiện nên theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp năm 2014:

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hoặc bị ; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Như vậy, theo quy định này cô Nhi không có quyền làm chủ sở hữu mới đối với doanh nghiệp tư nhân mà ba cô để lại vì cô thuộc một trong các trường hợp cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định trên.

Tóm lại, trong trường hợp gia đình cô Nhi như bạn trình bày, về mặt thừa kế, tại hàng thừa kế thứ nhất sẽ có ông bà nội của cô Nhi, mẹ cô Nhi và cô Nhi. Vì cô Nhi không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp nên những người thuộc hàng thừa kế này có thể thỏa thuận và trao toàn bộ quyền đối với di sản thừa kế cho mẹ của cô Nhi để mẹ cô Nhi tiếp tục tiếp quản doanh nghiệp mà ba cô Nhi để lại.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *