Chia di sản thừa kế khi không có di chúc

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Luật sư cho mình hỏi:Bố mình đã mất từ lâu, nhà mình có năm anh chị em, một chị gái, mình là con trai trưởng, một em trai và hai cô em gái. Trong đó có một cô em gái đã mất (năm 1990) mà không có con cái và chồng bỏ.

Khi mẹ mình mất (năm 2007) không để lại di chúc (đất đứng tên mẹ của mình), mình đi làm xa nên nhà để cho em trai ở, sau đó 1 thời gian thì em trai của mình cũng mất (năm 2016). Bây giờ mình muốn về xây nhà chia đất và nhưng cháu trai (con của em trai) gây sự và không đồng ý. Mình và chị gái, em gái muốn xử theo pháp luật thì cho mình hỏi luật sư nếu chia tài sản theo toà án thì sẽ chia như thế nào ạ?.

Mình xin cảm ơn luật sư!

Người gửi : Trần Manh

Luật sư trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Công ty Minh Khuê dựa trên thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin đưa ra phương án tư vấn như sau:

Mẹ bạn là người đứng tên trên và mẹ bạn đã mất từ năm 2007 khi mất cũng không để lại di chúc. Vì vậy, di sản mà mẹ bạn để lại được chia theo pháp luật. Căn cứ tại khoản 1 Điều 650 các trường hợp chia thừa kế theo pháp luật bao gồm:

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Căn cứ Điều 651 Luật dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế bao gồm:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Những người được thừa kế trong trường hợp của bạn thuộc chia thừa kế thứ nhất bao gồm:

– Chị gái cả.

– Bạn (con trai trưởng).

– Em gái còn sống.

– Con của người em trai đã mất ( Con của người em trai đã mất được hưởng thừa kế theo Điều 652 Luật Dân sự 2015: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống). Con của người em trai của bạn là người thừa kế kế vị khi bố của mình qua đời vì vậy mà người cháu trai của bạn vẫn được hưởng phần di sản mà mẹ của bạn để lại cho người con trai đó. phần di sản mà người cháu này được hưởng bằng các phần di sản được chia.

Do bạn có một người em gái đã mất vào năm 1990 mất trước thời điểm mà mẹ bạn mất là vào năm 2007, và khi mất cũng không có con cái nên không còn ai để được hưởng thừa kế kế vị.

Phần di sản mà những người thừa kế trong trường hợp này là ngang bằng nhau như vậy khi bạn có ý định về xây nhà chia đất mà cháu trai (con của người em trai đã mất) gây sự và phản đối là không đúng.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 660 Luật dân sự 2015: “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia”.

Nếu những người thừa kế không thể thỏa thuận về việc phân chia được di sản thừa kế thì có thể yêu cầu toàn án giải quyết. Trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết, phía gia đình ạn có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân xã tiến hành hòa giải, trường hợp không giải quyết được tại Ủy bạn nhân dân xã thì có thể khỏi kiện ra tòa theo quy định của pháp luật tố tụng.

Hồ sơ bảo gồm:

– Đơn khởi kiện;

– Giấy chúng nhận quyền sử dụng đất;

– Biên ản hòa giải tại Ủy ban nhân dân và biên bản của gia đình vè việc phân chia di sản;

– Giấy chứng tử của mẹ ban chứng minh khi bà chết không để lại di chúc;

– Sổ hộ khẩu gia đình để xác định con cái trong gia đình.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *