Chi phí đăng ký bản quyền của phần mềm máy tính mới nhất 2019 ?

Trong việc đăng ký bản quyền phần mềm máy tính thì có hai mục là tác giả và chủ sở hữu tác phẩm rất rõ ràng. Nếu tác giả đã chuyển giao quyền sở hữu phần mềm hoặc nhận tiền để thiết kế phần mềm thì không còn là chủ sở hữu phần mềm đó nữa:

Mục lục bài viết

1. Có quyền sử dụng, đăng ký bản quyền phần mềm khi đã chỉnh sửa lại không ?

Xin chào Xin giấy phép, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Trước kia tôi có đi làm tại một công ty về lập trình, trong quá trình làm tôi có cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng cafe sau khi hiểu rõ về phần mềm tôi có viết một phần mềm về quản lý nhà hàng cafe nhưng tôi dùng cơ sở dữ liệu của công ty làm mẫu rồi sửa lại cơ sở dữ liệu đó theo ý của tôi, sau đó tôi dùng cơ sở dữ liệu đó viết lại một phần mềm cho riêng mình.

Tóm lại trong phần mềm của tôi chỉ có cái cơ sở dữ liệu của công ty nhưng tôi cũng chỉnh sửa nhiều nên nó không hoàn toàn giống với cơ sở dữ liệu của công ty, còn source code thì 100% là source code tôi tự viết và trong quá trình làm công ty cũng không giao cho tôi lập trình về phần mềm này (tôi chỉ viết lúc rảnh rỗi hoặc khi tối).

Vậy anh chị cho tôi hỏi khi tôi làm xong phần mềm sau đó tôi mang đi kinh doanh thì có bị công ty kiện hay vi phạm bản quyền của công ty không?

Rất mong được sự hồi đáp của anh chị.

Tôi xin chân thành cám ơn!

Người gửi: T.D.V

Bản quyền của phần mềm?

Trả lời:

Hiện nay, ở nước ta chưa có các quy định rõ ràng về bảo hộ phần mềm máy tính hay bản quyền phần mềm, thực tế có nhiều trường hợp giống như bạn.

Một phần mềm về cơ bản được tạo thành từ cơ sở dữ liệu và mã nguồn (source code). Trong trường hợp của bạn, dù source code khác 100% thì cũng chưa khẳng định được bạn không vi phạm bản quyền.

Vấn đề ở đây là tính mới của cơ sở dữ liệu mà bạn sửa lại như thế nào? Bạn dùng cơ sở dữ liệu của công ty làm mẫu thì cần phải có cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia kiểm định cơ sở dữ liệu của bạn có bao nhiêu phần trăm giống với cơ sở dữ liệu mẫu và những điểm giống hoặc những điểm khác cần phải xem xét có làm phương hại tới lợi ích công ty hay không?

Trong câu hỏi bạn đưa ra, không cung cấp thông tin cơ bản về cơ sở dữ liệu gốc cũng như cơ sở dữ liệu mà bạn đã sửa. Vậy nên chúng tôi chỉ có thể đưa ra các thông tin mang tính tham khảo cho bạn. Để có thể kinh doanh về pần mềm của mình, bạn nên nhờ chuyên gia hoặc cơ quan chuyên môn về lĩnh vực này xem xét so sánh hai phần mềm hoặc có sự đồng ý của người viết phần mềm gốc.

Mẫu hồ sơ tham khảo:

1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5.;

2. Phải tôn trọng bản quyền sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Theo ông Christophe Desriac – tổng giám đốc Microsoft VN, Sau khi Việt Nam; gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thì đó là điều đáng mừng cho nhiều công ty đa quốc gia, trong đó có Microsoft.

Khi đó, chiến lược đầu tư của Microsoft tại thị trường VN vẫn không thay đổi và Microsoft vẫn tích cực hợp tác với Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ Giáo dục – Đào tạo và Phòng Thương Mại & Công Nghiệp VN (VCCI). Việc Quốc hội VN thông qua Luật Sở Hữu Trí Tuệ là một mốc quan trọng. Vấn đề là làm thế nào để thực thi các điều khoản của Luật này.

Vậy ai sẽ là đối tượng chính phải tôn trọng bản quyền phần mềm (PM)? Thực tế đã cho thấy trước hết chính là các doanh nghiệp (DN) kinh doanh máy tính. Ông Nguyễn Phước Hải – giám đốc công ty Máy Tính CMS thì cho rằng dù họ biết như vậy là đang phạm luật, nhưng thực tế việc vi phạm này được coi là “chiêu thức cạnh tranh” giữa các DN bởi sản phẩm bán ra sẽ có giá cả cạnh tranh hơn. Vậy còn đối tượng nào nữa? Còn nhớ nhà tài trợ chính cho giải vô địch bóng đá quốc gia V-League 2004 khi bị kiểm tra đã phải chi ra ngay 2 tỷ đồng cho 100 máy tính của họ. Điều có thể thấy trước là DN có ảnh hưởng lớn trên thị trường trong nước và quốc tế chắc chắn phải là đối tượng của các vụ kiện về PM trong thời gian tới.

>>

Theo một quan chức của Bộ Văn hóa thông tin, quá trình thương lượng gia nhập WTO của VN đang được Microsoft sử dụng để gây sức ép buộc Chính Phủ phải sử dụng PM có bản quyền. Nếu chỉ tính riêng hệ điều hành Windows và bộ Microsoft Office thì họ có thể đòi tới khoảng 1 tỷ USD. TS Nguyễn Sĩ Dũng – phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội từng ví hệ điều hành Windows như một con gà đẻ trứng vàng cho nước Mỹ và theo ông, đó cũng chính là lý do để Mỹ đặt ra vấn đề phải sử dụng PM có bản quyền. Dẫu sao thì việc thực thi bản quyền PM cũng có tác động tích cực đến sự phát triển của nền công nghiệp PM VN như ông Christophe Desriac đã nói. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng mục tiêu 500 triệu USD của công nghiệp PM VN vào năm 2005 đã được thừa nhận là không thể hoàn thành khi mới đi được nửa chặng đường.

Liên quan đến Công nghệ thông tin (CNTT) còn có cả bản quyền nội dung số và trong dự thảo Luật CNTT vừa được Bộ Bưu chính viễn thông trình Quốc Hội thì cần có sự tách biệt rõ ràng. Bản quyền PM thuộc về nhà sản xuất, phát triển PM; nhưng bản quyền nội dung thì phải thuộc về người đã xây dựng và phát triển những nội dung đó. Đây là điều phải làm rõ với các sản phẩm về từ điển điện tử, PM dạy học, website nhạc số… Như vậy, không chỉ có việc “Chính Phủ cần là khách hàng gương mẫu trong việc sử dụng PM” như mong muốn của một cựu quan chức Hội Tin Học VN mà có lẽ chính các DN PM cũng cần phải gương mẫu khi sử dụng các nội dung số trong sản phẩm của mình.

Thông qua kỹ thuật số, hoạt động sao chép, cung cấp, mua bán nội dung số đã hết sức phát triển. Vấn đề bản quyền trong môi trường này đã được đặt ra với cả sản phẩm văn hóa dân gian vì nhiều website đã cho phép người sử dụng sao chép các bức tranh dân gian VN với giá 2 USD/bức nhưng dường như không ai kiện cả, trong khi vốn cổ dân gian rất cần có kinh phí để bảo tồn, tôn tạo. Một thực tế khác là hầu hết các báo điện tử tại VN đều sử dụng lại thông tin của nhiều báo khác. Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng điều quan trọng nhất là xác minh xem thông tin đó lần đầu tiên xuất hiện ở đâu và sự lan tỏa có được như vậy cũng là thành công phải ghi nhận. Ông Mai Linh – giám đốc Trung Tâm Tin Học Bộ VHTT cho rằng Luật Sở Hữu Trí Tuệ phải đi liền với công nghệ, với thanh toán điện tử, với ý thức và đạo đức công dân để tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận, mua bán, trao đổi qua môi trường kỹ thuật số.

Kế hoạch “Phát triển tổng thể thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010” đã chính thức được phê duyệt theo Quyết Định 222/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ. Theo đó, 4 mục tiêu lớn cho phát triển thương mại điện tử (TMĐT) đến năm 2010 phải đạt được là: 60% DN lớn bao gồm các tập đoàn kinh tế, hệ thống các tổng công ty… ứng dụng TMĐT, chủ yếu theo hình thức giao dịch B2B (giữa DN với DN); 80% các DN nhỏ và vừa ứng dụng TMĐT theo hai hình thức B2B và B2C (DN với khách hàng); 10% số hộ gia đình tham gia các loại hình TMĐT mua bán lẻ như B2C và C2C (khách hàng với khách hàng); mục tiêu thứ 4 là đưa các loại hình dịch vụ công như khai báo hải quan, thuế, hạn ngạch… vào giao dịch điện tử. Cả 4 mục tiêu trên, không thật sự cao so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Brunei, Malaysia… nhưng để vượt qua mức này, cần có sự nỗ lực rất cao của Chính Phủ và doanh nghiệp.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan: ;

3. Tư vấn thủ tục đăng ký bản quyền tác giả đối với phần mềm máy tính ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Hiện tại mình đang ở tp Hồ Chí Minh, mình có nhu cầu đăng ký bản quyển tác giả cho phần mềm mình viết (đăng ký cho công ty của mình). Vậy mình biết cần những thủ tục gì? liên hệ ai? Chi phí cụ thể được không?

Tư vấn thủ tục đăng ký bản quyền tác giả đối với phần mềm máy tính ?

Luật sư tư vấn:

Khoản 2 điều 4 , quy định: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Trong đó điều 22 quy định về Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu như sau:

“1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

2. Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác. Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.”

Để đăng ký bản quyền tác giả đối với phần mềm máy tính do bạn viết ra nhưng chủ sở hữu là công ty thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– ;

– Bản sao có công chứng Giấy đăng ký kinh doanh;

– ;

– Giấy chuyền nhượng quyền sở hữu của tác giả sang cho chủ sở hữu;

– Giấy cam đoan của tác giả sáng tác tác phẩm do nhiệm vụ được giao hoặc bản sao Hợp đồng giữa chủ sở hữu và tác giả;

– Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân của tác giả;

– Hai đĩa CD ghi nội dung phần mềm;

– Ba bản mô tả tác phẩm được đóng thành quyển.

Cũng theo quy định tại Điều 51, Luật Sở hữu trí tuệ quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan gồm có:

“1. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền liên quan có quyền cấp lại, đổi, huỷ bỏ giấy chứng nhận đó.

3. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục cấp lại, đổi, huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền liên quan.

4. Bộ Văn hóa – Thông tin quy định mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.”

Như vậy bạn có thể nộp hồ sơ đến Cục Bản quyền tác giả, Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch. Quy định ngày 10/2/2009 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có quy định chi phí cho việc Đăng ký bản quyền tác giả về Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính là 600. 000 đồng. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan là: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

4. Tư vấn đăng ký bản quyền phần mềm máy tính 1C:QUẢN LÝ VĂN BẢN

Nội dung chính của tác phẩm: Tác phẩm là một chương trình phần mềm máy tính ứng dụng vào việc quản lý văn bản cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn cả nước, phần mềm tương thích cao với nhu cầu của người Việt Nam.

Công ty luật Minh Khuê là đơn vị tư vấn đăng ký bản quyền phần mềm máy tính 1C:QUẢN LÝ VĂN BẢN công ty cổ phần hệ thống 1-V.

>>

Hồ sơ đăng ký bản quyền máy tính 1C:QUẢN LÝ VĂN BẢN bao gồm:

1. Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-***——–

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

Kính gửi: CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

Số 151 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội

1. Người nộp đơn tờ khai đăng ký:

Tên tổ chức nộp đơn: CÔNG TY CỔ PHẦN HỆ THỐNG 1-V

Là chủ sở hữu

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0103011401

Cấp ngày : Ngày 27 tháng 03 năm 2006 tại sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Đăng ký thay đổi lần 2 ngày 02/08/2007.

Địa chỉ : Phòng 1508, tòa nhà Thành Công, 25 Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Điện thoại : 04-35148550/0986116605 Fax : 04-35148430

Nộp đơn đăng ký quyền tác giả cho : Chủ sở hữu

2. Tác phẩm đăng ký:

Tên tác phẩm : Phần mềm “1C:QUẢN LÝ VĂN BẢN”

Loại hình : Chương trình phần mềm máy tính

Ngày hoàn thành tác phẩm: 01/01/2011

Công bố/chưa công bố: Đã công bố ngày 15 tháng 06 năm 2011

Hình thức công bố : Lưu hành bản sao.

Nơi công bố : Việt Nam

Nội dung chính của tác phẩm: Tác phẩm là một chương trình phần mềm máy tính ứng dụng vào việc quản lý văn bản cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn cả nước, phần mềm tương thích cao với nhu cầu của người Việt Nam

(Nội dung chi tiết tác phẩm xin xem trong bản mô tả gửi kèm đơn này)

Tác phẩm có 01 (một) tác giả.

3. Tác giả:

Họ và tên tác giả : Ông Trần Thắng Giới tính : Nam

Bút danh : Không

Sinh ngày : 31 tháng 08 năm 1974 tại Hà Nội

Số CMND : 012215023 do Công An Hà nội cấp ngày 01/04/1999.

Quốc tịch : Việt Nam

Địa chỉ thường trú : Số 13A, tổ 66, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

4. Chủ sở hữu quyền tác giả:

Tên tổ chức : CÔNG TY CỔ PHẦN HỆ THỐNG 1-V

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0103011401

Cấp ngày : Ngày 27 tháng 03 năm 2006 tại sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Đăng ký thay đổi lần 2 ngày 02/08/2007.

Địa chỉ : Phòng 1508, tòa nhà Thành Công, 25 Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Điện thoại : 04-35148550 Fax : 04-35148430

Cơ sở phát sinh quyền sở hữu tác phẩm: Công ty giao nhiệm vụ cho tác giả sáng tác tác phẩm.

Tôi xin cam đoan những lời khai và tài liệu trên là đúng. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật

Nơi nhận:

Như trên;

lưu VP- IP

Tài liệu nộp kèm theo:

– 01 Bản gốc Giấy cam đoan;

– 01 Giấy ủy quyền;

– 01 Bản gốc Giấy phép kinh doanh;

– 02 Bản mô tả tác phẩm;

– 02 tác phẩm đĩa CD;

– 01 bản sao giấy CMND;

Hà Nội, ngày ….. tháng ….năm 20…..

Người nộp đơn

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ 1TV

Ký thay giám đốc – Phó giám đốc

(ký và ghi rõ họ tên)

2. Mẫu quyết định giao nhiệm vụ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỆ THỐNG

1-V

Số:01/2010/QĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà nội, ngày …. tháng …. năm 20….

QUYẾT ĐỊNH GIAO NHIỆM VỤ

“V/v: Giao nhiệm vụ thiết kế phần mềm cho cán bộ công ty”.

Điều 1: Căn cứ vào tình hình hoạt động hiện tại của Công ty cổ phần hệ thống 1-V nay giao cho:
Ông Trần Thắng Giới tính : Nam

Số CMTND : 012215023 Ngày cấp: 01/04/1999 Nơi cấp: CA TP Hà Nội.

Sinh ngày : 31/08/1974 Quốc tịch : Việt Nam

Hộ khẩu thường trú: Số 13A, tổ 66, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Chịu trách nhiệm trong việc thiết kế phần mềm máy tính : “1C:QUẢN LÝ VĂN BẢN”.

Thời gian thiết kế phần mềm: 02 tháng kể từ ngày 01/09/2011 đến ngày 01/11/2011.

Điều 2: Trách nhiệm quyền lợi của người được giao việc:

– Hoàn thành công việc đúng tiến độ được giao;

– Nhận thù lao theo thỏa thuận với công ty;

Điều 3: Ông Trần Thắng và các bộ phận liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

– Các cá nhân được bổ nhiệm;

– Lưu văn thư

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ 1TV

Ký thay giám đốc – Phó giám đốc

(ký và ghi rõ họ tên)

…………………………………………..

3. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả của phần mềm: 1C: QUẢN LÝ VĂN BẢN

Tư vấn đăng ký bản quyền phần mềm máy tính 1C:QUẢN LÝ VĂN BẢN

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ tại Việt Nam:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư , gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ – Công ty luật Minh KHuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *