Chi nhánh hoạt động cần đóng các loại thuế gì và chi nhánh có quyền ký kết hợp đồng lao động hay không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi cần nhờ luật sư tư vấn, công ty tôi là công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nước ngoài , hiện chúng tôi muốn thành lập một chi nhánh để phục vụ mục đích kinh doanh. Vậy tôi xin hỏi: Công ty tôi phải đóng những loại thuế nào khi thành lập chi nhánh này .

Chúng tôi có nhu cầu thuê 1 người lao động làm việc tại chi nhánh 1 năm và sau đó cử đi lmf việc tại nước ngoài 3 năm  để tu nghiệp rồi mới quay trở lại Việt Nam làm việc , không biết  chi nhánh này của chúng tôi có thể tự đứng ra ký kết hợp đồng không ? 

Cám ơn và chúc sức khỏe luật sư !

 

Trả lời:

Chào bạn , câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và trả lời như sau :

1. Cơ sở pháp lý

– .

– hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT.

–  hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý Thuế.

2. Nội dung tư vấn 

2.1.Chi nhánh phải đóng những loại thuế gì ?

– Thuế môn bài : 1 triệu đồng /năm theo quy định tại nghị định 139/2016/NĐCP về lệ phí môn bài

– Thuế GTGT : Nếu trong quá trình hoạt động, chi nhánh này có phát sinh việc bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thì chi nhánh này phải đóng thuế GTGT  trên phần hàng hóa hoặc dịch vụ mình đã bán được sau khi đã trừ đi thuế đầu vào . Thuế suất thuế GTGT sẽ là 0%, 5% hoặc 10% tùy vào hàng hóa, dịch vụ  mà nó cung ứng.

– Thuế TNDN  :  Khi chi nhánh đi vào hoạt động và có phát sinh doanh thu , sau khi trừ  đi tất cả những chi phí  hợp lý để duy trì hoạt động kinh doanh , chi nhánh này phải đóng thuế TNDN theo điểm b khoản 2 điều 2 VNHN 14/2014 về thuế TNDN với mức 20%  

2.2 Chi nhánh có quyền ký HĐLĐ và cử người lao động đi làm việc  tại nước ngoài 3 năm  và  sau đó quay về Việt Nam làm việc được không?

Điều 84 Bộ luật dân sự thì chi nhánh không phải là một pháp nhân cũng không phải là một cá nhân , vì vậy nó không thể nhân danh mình để ký kết các với người lao động, tuy vậy cũng theo điều 84 nêu trên , chi nhánh có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của một pháp nhân , vì vậy nếu khi thành lập , công ty mẹ có đưa quyền hạn này vào điều lệ hoạt động của chi nhánh và chi nhánh nhân danh công ty để ký kết hợp đồng lao động.

Tương tự vậy , chi nhánh cũng  có thể cử người lao động này đi làm việc ở nước ngoài 3 năm rồi lại đưa người lao động này về Việt Nam làm việc  . Điều này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa  hai bên và thể hiện rõ trong hợp đồng lao động theo quy định tại điều 6 luật người VN đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng LĐ giữa  cá nhân ký với doanh nghiệp nước ngoài .

Có thể ký HĐLĐ có thời hạn 3 năm và ghi địa điểm làm việc là ở nước ngoài trước , sau khi HĐ này chấm dứt thì ký tiếp HĐ làm việc tại VN .

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận thuế – Minh Khuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *