Chê lương thấp, nam thanh niên phóng hoả đốt công ty bị truy tố vì tội gì?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, tại công ty X có anh A, anh C, và anh H cả ba anh này co có mâu thuẫn về về trả lương của công ty, do công ty trả lương thấp nên cả ba anh này đã đổ xăng, châm lửa và đốt nhà máy của công ty

Mục lục bài viết

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của

>>

Thưa Luật sư, tại công ty X có anh A, anh C, và anh H cả ba anh này co có mâu thuẫn về về trả lương của công ty, do công ty trả lương thấp nên cả ba anh này đã đổ xăng, châm lửa và đốt nhà máy của công ty, anh A và anh C đã đổ xăng và anh C là người châm lửa đốt, vì có người trong công ty hô hoán nên rất may là công ty chỉ bị thiệt hại khoảng 150 triệu đồng. Vậy Luật sư cho tôi hỏi với hành vi này, cả ba anh này sẽ bị truy tố về tội gì? và mức án sẽ là bao nhiêu năm tù? Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Cám ơn Luật sư.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

Như bạn có trình bày ở trên thì anh A, anh C và anh H đã có hành vi đổ xăng và châm lửa đốt nhà máy của công ty B, và do đã được người trong công ty hô hoán nên gây thiệt hại cho công ty là khoảng 150 triệu đồng, cháy một phần máy móc trong nhà máy…. vì lý do trả lương thấp.

Về vấn đề này, anh A, anh C và anh H cùng thực hiện một tội phạm, và đây là hành vi mang tính chất cố ý và có hành vi đổ xăng và châm lửa đốt, và như bạn có trình bày thì anh A và C cùng đổ xăng và anh H châm lửa đốt. Như vậy, lúc này, theo quy định tại Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 hành vi này cấu thành lên tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017. Cụ thể như sau:

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Gây thiệt hại tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đồng thời, với hành vi này, theo quy định tại Điều 17 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 cũng có quy định cụ thể như sau:

Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Theo như những lập luận theo quy định trên đây thì anh A,C,H có thể bị rơi vào Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, cụ thể theo quy định tại Khoản 2 Điều 178 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017. Cụ thể với khoản này có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *