Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép giải đáp những thắc mắc của công dân về chế độ đãi ngộ người có công với cách mạng, thân nhân người có công và những chính sách khác liên quan đến người có công với cách mạng:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

 

2. Nội dung tư vấn:

Thưa luật sư, bố tôi là bệnh binh ngỉ mất sức tỷ lệ thương tật 61% do tuổi cao sức yếu bố tôi qua đời vào 8/8/2015(âm lịch) tôi đã hoàn tất thủ tục cung cấp giấy tờ đầy đủ cho xã trực thuộc sau khi bố tôi mất 3ngay để hưởng hỗ trợ mai táng phí cho người có công theo quy định cua pháp luật.nhưng đến hiện tại đã 7 tháng vẫn trưa thấy xã hay phong tbxh có thông báo j đến chuyện quyền lợi bố tôi được hưởng.kính mong luật sư tư vấn giúp tôi về mức mai táng phí mà bố tôi được hưởng là bao nhiêu,thời gian quy định nhận mai táng phí,xin cảm ơn luật sư.

Căn cứ theo khoản 3 điều 7, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005, thân nhân liệt sĩ khi mất thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như bạn đã nói bố của bạn mất cách đây 7 tháng, căn cứ khoản 2, điều 66, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, “trợ cấp mai táng bằng mười tháng lương tối thiểu chung”.

Có thể hiểu một cách đơn giản nhất về mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng như sau:

– Mức lương tối thiểu chung: là mức thấp nhất có thể trả cho người lao động làm việc tại Việt Nam

– Mức lương tối thiểu vùng: là mức thấp nhất có thể trả cho người lao động làm việc trong một vùng nào đó tại Việt Nam. Nhà nước qui định các vùng tương ứng từ I đến IV.

Mức lương được sử dụng để làm cơ sở khi tính trợ cấp tiền tuất là mức lương tối thiểu chung.

Căn cứ theo điều 3, nghị định 66/2013/NĐ-CP, mức lương tối thiểu chung được áp dụng kể từ ngày 1/7/2013 là 1.150.000 đồng

Do đó, người tổ chức mai táng được hưởng mai táng phí là:

 1.150.000× 10= 11.500.000 đồng

Theo Điều 39 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định hồ sơ, thủ tục hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần như sau:

“2. Thủ tục

a) Đại diện thân nhân hoặc người tổ chức mai táng có trách nhiệm lập bản khai kèm bản sao giấy chứng tử, gửi Ủy ban nhân dân, cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này, có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ theo quy định;

c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập phiếu báo giảm và tổng hợp danh sách gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;

d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này, có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần và ra quyết định.”

Trong trường hợp gia đình bạn đã làm hồ sơ và nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Sau khi tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ hợp lệ thì được chuyển lên phòng Lao động thương binh xã hội huyện. Sau khoảng thời gian 10 ngày nhận đủ các loại giấy tờ thì Phòng Lao động thương binh xã hội sẽ đối chiếu và trả kết quả cho gia đình bạn. Do vậy, trong trường hợp này, gia đình bạn lên hỏi trực tiếp Phòng lao động thương binh xã hội huyện về vấn đề này. 

Thưa luật sư, Hỏi chính sách của người có công To: Cc: Bà nội tôi có một người yêu con liệt sĩ với chồng đầu tiên. Khi chồng và con bà mất trong chiến tranh, bà mới lấy ông nội tôi. Bà đã được hưởng chế độ của nhà nước vì là me liệt sĩ nhiều năm. Nay bà tôi mất, hỏi gia đình tôi có được hưởng chính sách thờ cung liệt sĩ không. Vì gia đình bên nội của bác ấy nghĩa là e chồng cũ của bà cũng muốn được có quyền này, hỏi bên nào có quyền được hưởng chính sách? Anh em cùng mẹ khác cha (bố tôi) hay chú ruột của bác được?

Theo khoản 4, Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ, người thờ cúng liệt sĩ là người con hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ; trường hợp không có con hoặc không còn con thì là người được uỷ quyền theo quy định của pháp luật. Theo đó, trường hợp liệt sĩ không có con hoặc không còn con thì một người đại diện được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ thống nhất uỷ quyền bằng biên bản sẽ là người thờ cúng liệt sĩ hợp pháp và được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ. Trường hợp gia đình không thống nhất được người đại diện thì chưa có cơ sở giải quyết chế độ thờ cúng liệt sĩ. 

Như vậy, bố bạn được hưởng chính sách thờ cúng liệt sĩ.

Dạ người làm nghĩa vụ quốc tế thì phải có những gì để chứng thực là người có công với cách mạng ạ

Điều 30 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định: “Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến”. Ngày 9/4/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định bộ hồ sơ hoàn chỉnh hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, gồm: Giấy tờ chứng minh đã được khen tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huân chương Chiến thắng, Huy chương Kháng chiến hoặc Huy chương Chiến thắng; Quyết định trợ cấp một lần của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Điều 36 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế theo trình tự như sau: Người hoạt động kháng chiến lập bản khai kèm bản sao một trong các giấy tờ sau: Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng, Giấy chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến thực tế của cơ quan Thi đua – Khen thưởng cấp huyện gửi UBND cấp xã. UBND cấp xã trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm giấy tờ như trên gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định trên gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp một lần.

Thưa luật sư, xin hỏi: Gia đình em có 7 anh chị em, bố mẹ đều tham gia cách mạng. Hiện nay, bố em là thương binh. Anh thứ 5 và bản thân em là bộ đội xuất ngũ, đã lập gia đình nhưng chưa có khả năng mua đất xây nhà. Sắp tới em trai thứ 7 chuẩn bị cưới vợ….Vậy em có được ủy ban nhân dân cấp đất không? Và viết đơn như thế nào? cảm ơn!

Khoản 4 Điều 4 và Khoản 5 Điều 20 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Điều 55 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định thương binh được hưởng chế độ ưu đãi về nhà ở như sau:

“Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng”.

Như vậy, về mặt quy định thì bố bạn thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi về nhà ở của nhà nước. Tuỳ theo điều kiện và khả năng của địa phương, việc hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở có thế áp dụng một trong các hình thức sau đây (căn cứ Điều 2 Quyết định số 118/TTg ngày 27/02/1996 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 117/2009/QĐ-TTg):

– Người có công với Cách mạng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không thể tạo lập được nhà ở mà chưa được thuê nhà của Nhà nước hoặc bị mất nhà do thiên tai, hoả hoạn… thì tuỳ theo điều kiện của địa phương, hoàn cảnh và công lao của từng người được xét tặng “Nhà tình nghĩa”, được giao đất làm nhà ở, hoặc được mua nhà trả góp.

– Người có công với Cách mạng đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng nhà ở quá dột nát, chật chội, không bảo đảm điều kiện sống trung bình so với cộng đồng nơi họ cư trú mà không có khả năng khắc phục thì tuỳ theo hoàn cảnh của từng người và khả năng của từng địa phương mà hỗ trợ họ cải tạo, sửa chữa nhà ở.

– Người có công với Cách mạng là thương binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên nếu mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước thì được hỗ trợ toàn bộ tiền sử dụng đất đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều hộ ở và đối với nhà ở một tầng và nhà ở nhiều tầng có một hộ ở.

Về mặt thực tế, để thực hiện việc cấp nhà/đất còn tùy thuộc rất lớn vào quỹ đất của địa phương, vào khả năng và chính sách của từng địa phương. Để xin hưởng các hỗ trợ về nhà ở, gia đình bạn cần đến phòng làm việc của cán bộ Lao động – Thương binh xã hội hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính UBND cấp xã (đối với những UBND cấp xã thực hiện theo cơ chế 1 cửa) để được hướng dẫn thực hiện thủ tục theo quy định.

Bà Đặng Thị Vân là con của liệt sỹ, hiện nay đang bị tật nguyền vậy chế độ hàng tháng, năm được hưởng như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 14, Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng 2012 sửa đổi, bổ sung về các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sỹ:

Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” bao gồm:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ;

b) Vợ hoặc chồng;

c) Con;

d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.

Theo đó, tại Khoản 2 Điều này quy định Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm:

a) Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;

b) Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ quy định tại điểm này thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;

c) Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân quy định tại khoản 1 Điều này thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ;

đ) Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp mỗi năm một lần;

đ) Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này;

e) Cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.

Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

g) Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp;

h) Con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên về thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng.

Theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ nếu chưa được có thẻ BHYT thì được Nhà nước mua BHYT, được ưu đãi theo Điều 14 Pháp lệnh, trường hợp thân nhân đồng thời là người thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm một lần, mức trợ cấp 500.000 đồng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với    để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật dân sự – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *