Chạy vượt quá tốc độ mức xử phạt là bao nhiêu tiền ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào luât sư.luât sư cho e hỏi,e đi xe máy vượt quá tốc độ 46/40km/h. Cảnh sát đã lập biên bản hẹn 2 ngày sau lên nộp phạt. Đúng hẹn e cầm biên bản lên nộp phạt họ yêu cầu xem bảo hiểm xe máy.bảo hiểm e đã hết hạn cảnh sát bảo nộp phạt thêm lỗi ko có bảo hiểm 120000 nghìn.vậy cho e hỏi cảnh sát phạt như vậy có đúng ko.e xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

 ()

 (Văn bản thay thế: )

2. Nội dung phân tích:

Xin chào luât sư.luât sư cho em hỏi, em đi xe máy vượt 46/40km/h. Cảnh sát đã lập biên bản hẹn 2 ngày sau lên nộp phạt. Đúng hẹn em cầm biên bản lên nộp phạt họ yêu cầu xem bảo hiểm xe máy, bảo hiểm e đã hết hạn cảnh sát bảo nộp phạt thêm lỗi không có bảo hiểm 120.000 đồng.vậy cho em hỏi cảnh sát phạt như vậy có đúng ko. Em xin cảm ơn!

 Theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 21 thì đối với xe mô tô khi không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực thì sẽ bị phạt từ 80.000 đến 120.000 đồng.

Đối với lỗi vượt quá tốc độ từ 5km/h đến 10km/h thì bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng. Như vậy, mức phạt đối với hành vi không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực thì cơ quan có thẩm quyền phạt mức phạt vi phạm như vậy là đúng pháp luật. Trên thực tế, bạn đã sử dụng bảo hiểm hết hiệu lực, đây là hành vi vi phạm quy định của pháp , nên khi phạt hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với bạn.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc bạn lên cơ quan nộp phạt là việc bạn thực hiện nghĩa vụ nộp phạt trước đó, quy trình kiểm tra, xử phạt hành chính đã kết thúc trước đó, vậy nên, khi bạn đi nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền không được tiến hành kiểm tra bảo hiểm của bạn. 

Xin chào Xin giấy phép! Tôi có thắc mắc sau xin được giải đáp: tôi điều khiển xe gắn máy đi ngược chiều đoạn Ngô Quyền giao với Trần Hưng Đạo và bị cảnh sát giao thông thổi phạt. Sau khi kiểm tra giấy tờ xe họ đề nghị tôi 2 mức phạt nặng và nhẹ cho lỗi ngược chiều là 600 ngàn và 300 ngàn. Trong quá trình lập biên chưa xong 1 trong 2 cảnh sát giao thông bắt tôi phải ký vào biên bản nộp phạt khi chưa ghi rõ lỗi vi phạm và 1 biên bản tạm giam bằng lái rồi mới ghi lỗi vi phạm. Khi kiểm tra lại tôi có hỏi số tiền sẽ nộp phạt là bao nhiêu thì 2 anh cảnh sát giao thông này nói “1 tuần sau đến địa chỉ ghi trên biên bản để nhận lại bằng, ở đó kêu đóng bao nhiêu thì đóng nhiêu đó” rồi chạy đi. Nhưng khi kiểm tra kỹ lại thì thấy biên bản ghi lấn tuyến, vượt quá tốc độ theo điều 16 khoản C điều k. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi cần phải làm gì? Và nếu phải nộp phạt ở mức quá cao tôi có thể bỏ bằng lái để thi lại được không? Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Với hành vi vi phạm này của anh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm i khoản 4 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP: “i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;”

Mức phạt đối với trường hợp này là từ 200.000 đến 400.000 đồng.

Điều 56 Luật quy định: “Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra tại chỗ” Nếu cảnh sát giao thông muốn xử phạt tại chỗ đối với hành vi của bạn thì họ phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó cũng phải ghi rõ nội dung về hành vi vi phạm và mức tiền phạt đối với hành vi đó. Sau khi ra quyết định xử phạt thì bạn có thể nộp phạt tại chỗ. 

“Điều 69. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản

1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.

Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.”

Nếu phạt tiền trên 250.000 đồng thì phải lập biên bản xử phạt.

Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:

“Điều 58. Lập

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.”

Như vậy, Biên bản phải được lập thành 02 bản, có ghi đầy đủ thông tin về người vi phạm, lỗi vi phạm, mức phạt. Ở đây thì chủ thể có thẩm quyền đã làm sai quy định của pháp luật. Bạn có quyền không ký vào biên bản. Nếu đã ký, khi đến cơ quan để giải quyết mà cơ quan có thẩm quyền xử phạt không đúng với lỗi vi phạm hay mức phạt như trên thì bạn có thể đến chính người ra quyết định hoặc thủ trưởng cơ quan đó để yêu cầu giải quyết cho bạn.

Thưa luật sư, xin được hỏi: tôi bị phạt lỗi vượt quá tốc độ 51/40km vào ngày 01/09.2015 nhưng hiện nay luật cho phép từ 50km trở lên thì lỗi của tui trước đó sẽ xử lý ra sao???

Luật được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm của bạn sẽ là luật đang có hiệu lực tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm nên hành vi của bạn vẫn bị coi là hành vi vi phạm. Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vượt quá tốc độ như sau:

– Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Vượt quá tốc độ từ 10 km/h đến 20km/h thì mức phạt là từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.(Điểm a Khoản 5 Điều 5 nghị định 171/2013/NĐ-CP)

– Đối với xe mô tô, xe gắn máy thì vượt quá tốc độ từ 10km/h đến 20km/h mức phạt sẽ là 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. (Điểm a, khoản 5, Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP)

Mình ở sơn la. Hôm nay trong thành phố mình đi quá tốc độ 46km/h, bị phạt 750.000. CAGT bảo luật mới sửa lại nên mức phạt mới cao như thế, và còn bảo mình đi nộp phạt ở ngân hàng công thương, mình hỏi là bình thương nộp phạt ở kho bạc sao giờ lại nộp ở ngân hàng là sao ạ ? 

 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ trong khu vực đông dân cư:

– Đối với Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên tốc độ là 60km/h

– Đối với Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới tốc độ là 50km/h.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/03/2016. Nếu sau ngày 01/03/2016 thì Cảnh sát giao thông tiến hành xử phạt bạn là sai quy định. Bạn không có hành vi vi phạm quy định về tốc độ khi tham gia giao thông.

Nếu hành vi của bạn trước ngày 01/03/2016 thì hành vi này là vi phạm. 

Mà nghị định 171/2013/NĐ-CP là Nghị định đang có hiệu lực pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì khi bạn điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ từ 05km/h đến dưới 10km/h thì bị phạt từ 600.000 đến 800.000 đồng.

Đối với xe mô tô, xe gắn máy là 100.000 đến 200.000 đồng.

Khi tiến hành xử phạt, với mức phạt dưới 250.000 đồng thì họ phải ra quyết định xử phạt, trên 250.000 đồng thì phải ra cả biên bản xử phạt. 

Đối chiếu với quy định trên nếu bạn thấy cơ quan có thẩm quyền làm sai quy định thì bạn có thể khiếu nại đến chính người ra quyết định hoặc thủ trưởng cơ quan đó yêu cầu họ giải quyết đúng theo quy định pháp luật. 

Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

“Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.

Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.

3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.

Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Như vậy, bạn có thể nộp tại Kho bạc nhà nước, nếu nộp tại ngân hàng thì phải nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước.

Em cần luật sư tư vấn ạ Em đi xe máy bị quá tốc độ và bị công an bắt, em bị giữ xe và bằng lái Em muốn hỏi luật sư, bây giờ em không cần lấy lại xe nữa mà chỉ cần rút lại bằng lái xe ra thôi có được không ạ?

Khi hết thời hạn tước giấy phép lái xe, khi bạn nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì bạn có thể lấy lại giấy phép lái xe của mình.

Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.

Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.

3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.

Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 17 nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định:

“Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện hết thời hạn bị tạm giữ
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Nếu hết thời hạn trên thì bạn phải đến cơ quan đã giữ giấy tờ của bạn để đề nghị họ giải quyết.

Hết thời hạn tạm giữ, bạn có thể lấy lại xe của mình. Nếu bạn không muốn lấy thì bạn có thể không yêu cầu họ giải quyết trả lại phương tiện.

em có một bạn chạy quá tốc độ và không mang theo giấy tờ xe cùng bằng lái xe. Tốc độ cho phép là 40km/h mà bạn em chạy 64km/h. tôi muốn hỏi anh ta bị phạt bao nhiêu tiền ạ?

 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định:

– Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vượt quá tốc độ từ 20km/h đến 35km/h mức phạt là 4.000.000 đến 6.000.000 đồng (Điều 5)

Không mang theo giấy tờ xe mức phạt là 200.000 đến 400.000 đồng, không mang theo đăng ký xe mức phạt là 200.000 đến 400.000 đồng. (điều 21)

– Đối với xe mô tô, xe gắn máy vượt quá tốc độ trên 20km/h mức phạt là 2.000.000 đến 3.000.000 đồng (Điều 6)

Không mang theo giấy tờ xe mức phạt là 80.000 đồng đến 120.000 đồng, không mang theo đăng ký xe mức phạt là 80.000 đồng đến 120.000 đồng. (điều 21)

Số tiền phạt mà bạn anh phải nộp là tổng hợp mức phạt cho từng lỗi vi phạm.

Chạy quá tốc độ 24 km/h cảnh sát giao thông giữ giấy phép láy xe. Sau 1 năm không đóng phạt có thể đăng kí thi bằng lái lại được không?

 Theo Điều 5 và Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Khi vượt quá tốc độ 24km/h thì mức phạt đối với ô tô là 4.000.000 đến 6.000.000 đồng, mức phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy là 500.000 đến 1.000.000 đồng. 

Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:

“Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.

Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.

3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.

Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Điểm g Khoản 2 Điều 37 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với Cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Như vậy, bạn không được phép làm lại bằng lái xe mới, Nếu phát hiện ra thì bạn sẽ bị phạt theo quy định trên.

Tôi bị xử phạt chạy quá tốc độ ở Buôn Hồ (Đắk Lắk), lúc đó tôi chưa đủ tiền nộp phạt, tôi bị tạm giữ bằng lái xe và Đăng ký xe (xe máy), nhưng tôi lại làm việc ở Bình Dương. Luật sư cho tôi hỏi tôi có thể đóng phạt ở kho bạc nhà nước và nhận lại giấy tờ ở Bình Dương được không?

 Khi bạn bị tạm giữ bằng lái xe và Đăng ký xe thì bạn sẽ có giấy hẹn, quyết định tạm giữ hoặc giấy tờ tương tự của cơ quan tạm giữ giấy tờ của bạn. Khi bạn muốn lấy lại giấy tờ thì bạn phải đến đúng cơ quan đã giữ giấy tờ đó của bạn, đó mới là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Các cơ quan khác cũng không có căn cứ để giải quyết trả lại giấy tờ cho bạn.

Cách đây khoảng tháng 9 năm 2015 tôi có bị lập biên bản xử lý vi phạm giao thông do chạy quá tốc độ, tôi cũng không nhớ rõ thời điểm là vào khoảng thời gian nào, hiện nay tôi cũng đã làm mất biên bản. Tôi đến hỏi phòng Cảnh sát giao thông thì được yêu cầu về làm đơn có xác nhận của chính quyền địa phương,tôi muốn hỏi mẫu đơn đó được ghi như thế nào?

 Bạn có thể viết xác nhận việc mất biên bản xử phạt vi phạm hành chính gửi đến cơ quan cảnh sát xã, phường, thị trấn đề nghị họ cấp giấy xác nhận cho bạn.

Tôi lái xe thuê cho công ty vận tải hành khách Xuân Phúc. Khi chở khách từ Đà Nẵng đi Hà Nội, đến Quảng Bình thì tôi gây tai nạn cho một người đi ngược chiều (tôi chạy quá tốc độ), người đó tổn thương sức khỏe 40%. Luật sư cho tôi hỏi trách nhiệm của tôi cũng như của công ty Xuân Phúc là như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư.

Trong trường hợp này bạn đã gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác thì bạn phải bồi thường.

Bộ luật Dân sự 2005 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:

Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi

Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

Điều 618. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Công ty của bạn là bên trước tiên phải đứng ra bồi thường thiệt hại cho bên thiệt hại, sau đó, công ty sẽ yêu cầu bạn hoàn trả số tiền bồi thường đó. Nếu bên bị thiệt hại cũng có lỗi thì bạn chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật Giao thông –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *