Chạy quá tốc độ trên 10km/h bị phạt bao nhiêu tiền?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Mức phạt đối với lỗi vượt quá tốc độ cho phép phụ thuộc vào số km mà người tham gia giao thông (Ô tô, xe máy) chạy vượt quá. Luật sư phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến lỗi quá tốc độ để quý khách hàng tham khảo:

Mục lục bài viết

1. Chạy quá tốc độ trên 10km/h bị phạt bao nhiêu tiền ?

Thưa luật sư, xin Luật sư cho em hỏi : em chạy quá tốc độ 13km/h ngày 31. 5. 2018 thì mức phạt em bao nhiêu và có hẹn 1 tuần sau lên đóng phạt ạ ? Cho em biêt mức phạt ạ ? Em cảm ơn.

>>

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, với lỗi chạy xe quá tốc độ, người vi phạm có thể bị xử phạt từ 600.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu người vi phạm điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô hoặc từ 100.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu người vi phạm điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy. Cụ thể, trường hợp của bạn vi phạm lỗi chạy xe quá tốc độ 13km trên giờ, đối chiếu với quy định tại .

– Nếu bạn điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thì bạn bị xử phạt theo điểm đ Khoản 6 Điều 5 với số tiền phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000:

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.

Nếu bạn điều khiển xe mô tô, xe máy,… thì bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 6 với mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.

>> Xem thêm:

2. Mức xử phạt đối với lỗi không có bằng lái xe và chạy qua tốc độ quy định ?

Xin giấy phép tư vấn quy định của pháp luật về lỗi và Mức xử phạt đối với lỗi không có bằng lái xe và chạy qua tốc độ quy định:

Trả lời:

1. Xử phạt vi phạm hành chính khi điều khiển xe chay quá tốc độ quy định

Theo xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt thì:

a, Xử phạt với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;

.- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h;trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

+ Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ

b, Xử phạt với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

​Điều 623 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:

– Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

– Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

– Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

– Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

– Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Mức bồi thường

– Gây thiệt hại về tài sản :trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

+ Tài sản bị mất;

+ Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

– Gây thiệt hại về sức khỏe

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

+ Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

– Gây thiệt hại về tính mạng

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

+ Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

4. Trách nhiệm hình sự

Ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo luật dân sự 2005 ở trên, người gây tai nạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có căn cứ

– Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau:

– Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

– Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng được hiểu như sau:

+ Làm chết một người;

+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng”

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

+ Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

+ Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;”

+ Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

+ Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

– Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.”

Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: hoặc qua Tổng đài tư vấn:

3. Điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ bị phạt ra sao ?

Luật sư cho em hỏi, trường hợp đi quá tốc độ lạng lách trên đường gây tai nạn cho người đi ngược chiều mình. Gây tai nạn xong không sơ cứu mà đi luôn. Từ hôm gây tai nạn không hỏi thăm, hay qua lại gì ? Thì Vi phạm điều nào khoản nào và mức bồi thường sẽ là bao nhiêu ạ ? Em xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn.

Bạn không nói rõ phương tiện gây tai nạn là phương tiện loại gì, cho nên chúng tôi đưa ra 2 trường hợp sau:

Theo quy định tại , Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ gây tai nạn bị xử lý như sau:

7. Phạt tiền 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông;

Trường hợp Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông;

c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Trường hợp gây tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Xin chào luật sư. Luật sư cho tôi xin hỏi: ngày 21/9/2016 tôi đang tham gia giao thông trên đường chính bằng xe máy với tốc độ 27km/h thì bất ngờ có 1 cháu học sinh từ trong ngõ nhỏ đi xe đạp nhanh ra đường và va quẹt với xe của tôi, hậu quả là cháu bị gãy chân trái. Vậy trong trường hợp này ai đúng? Tôi có phải bồi thường gì cho gia đình cháu bé không? xin nhờ luật sự giải đáp giùm, xin chân thành cảm ơn.

>> Theo thông tin bạn cung cấp bạn đi trên đường chính với tốc độ cho phép và có va chạm với một cháu bé. Nếu bạn đi sai làn đường mà gây tai nạn bạn vẫn phải bồi thường. Trường hợp bạn không vi phạm về điều khiển phương tiện mà tai nạn xảy ra do nguyên nhân khách quan (lỗi do cháu đi nhanh từ trong ngõ nhỏ ra không chú ý quan sát) thì bạn không phải bồi thường.

Thưa luật sư, Cho e hỏi. Ngày trước e có bị thu bằng lái xe do đi quá tốc độ. Nhưng em k may bị mất giấy hẹn. Giờ xuống lấy người ta bắt làm đơn xác nhận. Vậy có thể cho e biết mẫu đơn như nào không ạ ?

Căn cứ Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:

“Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính

1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”

Căn cứ Điều 58 Luật xử vi phạm hành chính năm 2012:

“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.”

Như vậy trong trường hợp này thì khi lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính thì biên bản này được lập thành hai bản và giao cho cá nhân vi phạm hành chính 01 bản và do đó thì mà 01 tờ biên bản trên sẽ được cơ quan có thẩm quyền lưu trữ và bạn tới nộp phạt kèm theo giấy tờ trình bày về việc mất biên bản thì có thể tiến hành nộp phạt và lấy lại bằng lái xe.

Cha em đang chạy xe trên đường với tốc độ trong mức cho phép, đi đúng làn. Một thằng bé 5 tuổi bị chó rượt trong nhà chạy ra đường rồi bị đâm vào. Cha em chỉ bị trầy xước nhẹ, còn thằng bé đó gãy chân. Tuy gia đình thằng bé không làm khó dễ nhưng mẹ em vẫn gửi 2 triệu. E muốn hỏi lỗi này thuộc về ai để sau này nếu người ta đòi bồi thường gia đình em còn có lý lẽ để nói. E cảm ơn ban tư vấn đã đọc câu hỏi và mong sớm nhận đc câu trả lời !!

Theo thông tin bạn cung cấp, tai nạn xảy ra do hoàn cảnh khách quan, do em bé 5 tuổi bị chó rượt trong nhà chạy ra đường. Phần điều khiển phương tiện của bố bạn là hoàn toàn hợp pháp thì bố bạn không có lỗi, và cũng không phải bồi thường. Tuy nhiên, nếu để sau một thời gian gia đình em bé đòi bồi thường thì việc chứng minh bố bạn không có lỗi trong vụ tai nạn này rất khó khăn. Hai bên cần có những thỏa thuận rõ ràng về trách nhiệm và bồi thường.

Anh cho em hỏi về trường hợp sau với ạ: Công trình thi công đường quốc lộ cho xe chạy sát phía nhà dân trong khi không để biển hạn chế tốc độ làm nứt nhà dân. Trong trường hợp này mình khiếu nại đến đâu và giải quyết thế nào được ạ?

Theo Điều 627 của quy định về Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra :” Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.” . Như vậy, dựa theo quy định của pháp luật thì bên gây thiệt hại tức bên thi công dự án này phải bồi thường cho gia đình bạn.

Theo Điều 3 Thông tư số 02/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng về xử lý công trình xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận, có nguy cơ làm sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 13; Khoản 2, Khoản 5 Điều 27 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP như sau:

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi tổ chức thi công xây dựng vi phạm quy định về xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận (bao gồm cả công trình hạ tầng kỹ thuật); có nguy cơ làm sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 13; Khoản 2, Khoản 5 Điều 27 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, đồng thời bị ngừng thi công xây dựng để bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục như sau:

“a) Sau khi biên bản vi phạm hành chính được lập, nếu bên vi phạm và bên bị thiệt hại không tự thỏa thuận được và một bên có đơn yêu cầu thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chủ trì việc thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại giữa bên vi phạm và bên bị thiệt hại. Hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày thỏa thuận lần đầu không thành hoặc bên bị thiệt hại vắng mặt tại buổi thỏa thuận lần đầu mà không có lý do chính đáng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thỏa thuận lần hai. Tại buổi thỏa thuận lần hai mà bên bị thiệt hại tiếp tục vắng mặt không có lý do chính đáng thì bên vi phạm được tiếp tục thi công xây dựng sau khi chuyển khoản tiền tương đương mức thiệt hại gây ra vào tài khoản bảo lãnh tại ngân hàng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mức tiền bảo lãnh căn cứ vào yêu cầu của bên bị thiệt hại, có xem xét đến đề nghị, giải trình của bên vi phạm;

b) Trường hợp thỏa thuận lần hai không thành, hai bên thống nhất mời một tổ chức độc lập, có tư cách pháp nhân để xác định mức độ thiệt hại làm cơ sở bồi thường. Trong thời hạn 07 ngày mà hai bên không thống nhất được việc mời tổ chức để giám định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mời một tổ chức để giám định, chi phí do bên vi phạm chi trả;

c) Trong thời hạn 07 ngày mà một trong các bên không thống nhất với kết quả do tổ chức giám định đưa ra, bên đó có quyền mời một tổ chức khác

và tự chi trả chi phí. Kết quả giám định này là căn cứ để xác định mức bồi thường. Trường hợp bên còn lại không thống nhất với kết quả lần hai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mức bồi thường theo mức trung bình của kết quả giám định lần 1 và kết quả giám định lần 2;

d) Sau 30 ngày mà tổ chức giám định không cung cấp kết quả giám định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định sử dụng kết quả giám định ban đầu làm cơ sở xác định bồi thường thiệt hại. Bên gây thiệt hại có trách nhiệm mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và chuyển đầy đủ số tiền bồi thường theo kết quả giám định vào tài khoản đó. Sau khi bên gây thiệt hại đã chuyển đủ số tiền vào tài khoản tại ngân hàng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cho phép tiếp tục thi công xây dựng công trình.

2. Trường hợp bên bị thiệt hại không thống nhất với mức bồi thường thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

3. Trường hợp bên gây thiệt hại không bị xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn áp dụng quy định tại các Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này để giải quyết việc bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp công trình xây dựng có nguy cơ sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận thì Chủ đầu tư có trách nhiệm hỗ trợ tiền di chuyển và thuê chỗ ở tạm thời cho bên bị thiệt hại trong thời gian giải quyết.”

Trường hợp của bạn tiến hành thẩm định mức độ hư hại ngôi nhà của bạn và yêu cầu đơn vị thi công thực hiện đúng các quy chuẩn về xây dựng và bồi thường chi phí khắc phục hậu quả. Nếu hai bên không đạt được sự thỏa thuận, bạn có thể khởi kiện đòi bồi thường tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công trình đang thi công, nếu gây thiệt hại nghiêm trọng, các hộ dân trong khu vực đó có thể khởi kiện yêu cầu đình chỉ thi công.

Trân trọng ./.

4. Chạy xe vượt quá tốc độ bị xử lý thế nào ?

Thưa luật sư, tôi bị cảnh sát giao thông xử phạt lỗi chạy quá tốc độ cho phép. Tôi thấy trong biên bản cảnh sát giao thông ghi là chạy quá tốc độ 9km/h. Vậy tôi bị xử phạt như thế nào? Liệu tôi có bị tước bằng lái xe không ạ? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi trân thành cảm ơn.

>>

Trả lời:

Căn cứ điểm c khoản 3 điều 6 Nghị định số: 46/2016/NĐ-CP như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;”

Theo đó, nếu bạn có hành vi chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, cảnh sát giao thông đã xác định bạn chạy xe vượt quá 9km/h. Do vậy, mức phạt bạn phải chịu là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Bên cạnh đó, tại điểm c khoản 2 điều 6 Nghị định số: 46/2016/NĐ-CP quy định :

“2. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 7; Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các Điểm, Khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 1; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm a, Điểm b, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Điểm m, Điểm n, Điểm o Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5;”

Như vậy, mức xử phạt hành vi lỗi chạy quá tốc độ đối với xe máy của bạn sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Ngoài ra, bạn có thể bị tước bằng lái xe nếu hành vi vi phạm của bạn gây nên tai nạn giao thông.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp.

5. Điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ bị phạt như thế nào ?

Thưa luật sư, xin cho em hỏi: Ngày trước em có bị thu bằng lái xe do đi quá tốc độ. Nhưng em không may bị mất giấy hẹn. Giờ xuống lấy người ta bắt làm đơn xác nhận. Vậy có thể cho em biết mẫu đơn như nào không ạ ?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:

“Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính

1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”

Căn cứ Điều 58 Luật xử vi phạm hành chính năm 2012:

“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.”

Như vậy trong trường hợp này thì khi lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính thì biên bản này được lập thành hai bản và giao cho cá nhân vi phạm hành chính 01 bản và do đó thì mà 01 tờ biên bản trên sẽ được cơ quan có thẩm quyền lưu trữ và bạn tới nộp phạt kèm theo giấy tờ trình bày về việc mất biên bản thì có thể tiến hành nộp phạt và lấy lại bằng lái xe.

Xin chào luật sư, tôi có 1 câu hỏi, xin được giải đáp, mong luật sư giúp đỡ ạ! Tối ngày 30/9 chồng tôi có lái xe đi chở khách tại Bắc Ninh , sau khi trả khách, trên đường về, xe chồng tôi bị 1 xe máy đi với tốc độ cao đâm phải sau khi xe này lạng lách và tránh 1 xe máy khác, anh này lái xe không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao. Kết quả sau va chạm xe ô tô chồng t bị hư hỏng nặng, anh này bị thương nhẹ được đưa vào viện. Chồng tôi lái xe đúng bên đường (đường không kẻ vạch) và chỉ đi tốc độ 40km/giờ. Tôi xin hỏi, với trường hợp như trên chồng tôi có phải đền bù cho anh xe máy không? – Trường hợp anh xe máy phải đền bù chi phí sửa xe cho chồng tôi (chi phí ước tính 50tr) nhưng cố tình không trả thì như nào? Tôi xin cảm ơn, mong sớm nhận được tư vấn của quý luật sư!

Trường hợp của bạn cần xác định lỗi của người đã gây tai nạn. Lỗi thuộc về bên nào thì bên đó phải bồi thường. Mức bồi thường do hai bên thỏa thuận. Nếu chồng bạn chứng minh được mình không có lỗi và lỗi thuộc về người điều khiển xe máy thì chồng bạn có quyền yêu cầu bồi thường. Nếu không thống nhất được phương thức và mức bồi thường thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nơi xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, việc chứng minh lỗi thuộc về bên nào do nguyên đơn (tức người khởi kiện) có trách nhiệm chứng minh.

Khi tham gia giao thông bằng ô tô trên đường 1 chiều có từ 2 làn xe trở lên (đi khác làn của xe phía trước), khi vượt xe đang chạy phía trước có cần phải bật tín hiệu xin vượt hoặc tín hiệu báo nguy hiểm không?(xe đang vượt không chạy quá tốc độ cho phép)

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

Điều 14. Vượt xe

1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

Như vậy khi muốn vượt xe đang chạy phía trước cần phải bật đèn tín hiệu xin vượt.

E xin chao luat su! Luat su cho e hoi.e vua chay xe may vuot qua toc do 50/40 .da cho e hoi e bi phat bao nhieu ạ. E tran thanh cam on luat su ạ.

Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, đối với xe máy, chạy quá tốc độ từ 10km trở lên bị xử phạt như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

Cháu tên là Trang ,chau 15t. Cháu có xảy ra 1 tìh huong tai nạn giao thông. Cháu xin hỏi là đúng sai nhu the nao. Và cach xử lí ra sao. Cháu rất mong luật sư có thể gíup cháu.. Hồi sáng cháu và 1 nguoi ban đi học cùng nhau bằng xe đạp,ban ấy là nguoi lái. Chúng cháu có ý định sang đuong (đuong 2 chiều). Chúng cháu cố tìh đi chậm lại ngụ ý muon sang đường nhưng rồi có 3 chiêc xe máy đi song2 nhau. Chiêc xe ở giữa đi voi toc do nhanh tông thẳng vào đầu xe cháu. 2 chúg cháu ngã ra đuong, cò cô lái xe máy đâm vào chúg cháu thì bị ngã. Đi khám thì kêt quả là gãy bánh chè. Giờ cháu lo quá, mọi chuyen rối lên. K biêt nhiều về luật sợ nguoi lớn họ làm quá. Cháu mog luat sư phân giải giúp cháu Cháu xin cám ơn ạ!

Luật giao thông đường bộ 2008 đã quy định: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Tuy nhiên theo nghị định 46/2016/NĐ-CP, việc xử phạt chỉ đặt ra với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô… mà không đặt ra mức xử phạt với người điều khiển xe đạp. Khi chuyển làn đường cháu có quan sát, và lỗi do người điều khiển xe máy chạy dàn hàng, không làm chủ tốc độ gây tai nạn thì việc bồi thường không đặt ra với các cháu.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn luật Giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *