Cập nhật điểm mới về “ý chí của người giám hộ” theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Bộ luật Dân sự 2015 có những thay đổi quan trọng, đánh dấu sự tiến bộ trong điểm làm luật của các nhà lập pháp theo chiều hướng cập nhật những tiến bộ của các nền lập pháp nước ngoài, đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới. Cần phải nói rằng, cá nhân là chủ thể đầu tiên của pháp luật dân sự, do đó những thay đổi trong chế định cá nhân đặc biệt là “Ý chí của người giám hộ” là một bước tiến vượt bậc của luật pháp.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>> 

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Ý chí của người giám hộ theo quy định của 

Quy định về người giám hộ tại Điều 48 là quy định chỉ có ở . Theo đó, người giám hộ là cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện do  quy định được làm người giám hộ. Ngoài ra, Điều 48 còn có sự thay đổi phù hợp với sự bổ sung về đối tượng người được giám hộ. Do đó, tại khoản 2 điều này, BLDS quy định: “trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực”. Việc giám hộ này khác với  những hình thức giám hộ khác ở chỗ người được giám hộ tại thời điểm lựa chọn người giám hộ vẫn là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Do người này biết được, có căn cứ để biết được rằng bản thân họ sẽ gặp khó khăn trong việc nhận thức, làm chủ hành vi hay mất năng lực hành vi dân sự vào một thời điểm nào đó về sau, nên tại thời điểm bản thân họ còn đang trong tình trạng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì họ sẽ tự mình lựa chọn người giám hộ cho mình. Hướng bổ sung rất phù hợp với thực tế nhằm tôn trọng ý chí của người được giám hộ . Việc lựa chọn người giám hộ chỉ có giá trị khi: người được lựa chọn làm người giám hộ đồng ý; việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực; và người giám hộ phải đáp ứng được điều kiện của cá nhân làm người giám hộ.

Trước khi Dự thảo được thông qua, Điều 53  về Người giám hộ đương nhiên của chỉ quy định “1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ, nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ; 2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ, nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ; 3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ”. Trong quá trình Dự thảo được chỉnh lý tại Quốc hội, đã có đề xuất thêm đoạn “Trừ trường hợp áp dụng khoản 2 Điều 48 Bộ luật này, người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau: …” trước 3 khoản nêu trên với lý do điều luật này “kế thừa quy định trong  nhưng lại chưa cập nhật trường hợp bổ sung: Người giám hộ theo ý chí của người được giám hộ trước khi rơi vào tình trạng giám hộ được quy định tại khoản 2 Điều 48. Do đó, đề xuất thêm đoạn dẫn nhập ở Điều 53 (in đậm) để cho thấy mối quan hệ giữa các quy định này”. Cuối cùng Điều 53 được thông qua với 3 khoản nêu trên nhưng trước 3 khoản này có thêm đoạn với nội dung “Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau: …”.

Hướng bổ sung này đã thuyết phục để cho thấy mối quan hệ giữa người giám hộ đương nhiên và người giám hộ theo ý chí của người được giám hộ (ưu tiên ý chí của người được giám hộ).

Trước khi được Quốc hội thông qua, khoản 2 Dự thảo Điều 54 , chỉ định người giám hộ có nội dung:“Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định”.

Quy định trên trao quyền cho Tòa án nhưng chưa cho biết Tòa án có phải tôn trọng ý chí trước đó của người liên quan hay không. Khoản 4 Điều 54  đã có quy định mới với nội dung thuyết phục: “Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ”.

Một điểm mới của Điều 54  cho thấy các nhà làm luật đã làm cho điều luật gắn liền với thực tế đó chính là việc xem xét đến nguyện vọng của người chưa thành niên từ sáu tuổi trở lên trong trường hợp cũ, chỉ định người giám hộ cho người này. Đây là một quy định mang tính nhân văn sâu sắc, vì người được giám hộ nếu là người chưa thành niên là người không may khi không sống cùng với cha mẹ. Do đó, nếu người từ đủ sáu tuổi trở lên có nguyện vọng được chăm sóc, quản lý bởi người nào thì nguyện vọng đó của trẻ nên được xem xét bởi phần nào bù đắp được những thiệt thòi mà trẻ đã phải trải qua.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *