Cập nhật điểm mới quy định “các vấn đề về năng lực của cá nhân” theo Bộ luật Dân sự 2015

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

BLDS năm 2015 đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII ngày 24-11-2015, gồm 27 chương, 689 điều. So với Bộ luật dân sự năm 2005 thì Bộ luật Dân sự 2015 có rất nhiều điểm mới, thể hiện qua việc quy định nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự tạo hành lang pháp lý bảo đảm tất cả quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân được Hiến pháp và pháp luật công nhận đều được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện và chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục  Dân sự của

>> 

 

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Các vấn đề về năng lực của cá  nhân      

Hạn chế năng lực

BLDS 2015 sửa đổi, bổ sung về năng lực cá nhân điều này đã tạo điều kiện cho các quan hệ pháp luật dân sự được mở rộng, phù hợp với sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. So với BLDS 2005, BLDS mới có quy định rõ hơn. Tại Điều 18 BLDS 2015 đã nêu rõ “năng lực dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp của Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Trong khi đo BLDS 2005 quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự của cá nhân tại Điều 16: “năng lực pháp luật của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định”. Cụm từ  “trừ pháp luật có quy định” là một cụm từ rất rộng xuất phát từ khái niệm là pháp luật từ đó dẫn đến cách hiểu và cách áp dụng là không thống nhất về quy định này. BLDS 2015 thay thế cụm từ “trừ pháp luật có quy định”  bằng cụm từ “trừ trường hợp của Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”, từ đó cho thấy việc hạn chế năng lực pháp luật chỉ có thể là văn bản luật (văn bản do Quốc hội ban hành).

So với BLDS 2005 thì BLDS 2015 đã bỏ khái niệm “người không có năng lực hành vi dân sự”. Điều 21 BLDS 2005 quy định về người không có năng lực hành vi dân sự: “Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”. Đây là một quy định chỉ nêu điều khoản loại trừ một cách chung chung. Đến BLDS 2015 thì bỏ cụm từ“Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự”, tại khoản 2 Điều 21 BLDS 2015 chỉ quy định “Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện” và khoản  4 Điều 21 BLDS 2015: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”. Nhiều quy định về người không có năng lực hành vi dân sự không còn được giữ lại cụ thể như khoản 3 Điều 654 “Mọi người điều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự”, tại khoản 1 Điều 763 “Việc xác định người không có hành vi nằng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải tuân theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch” BLDS 2005.  

 

Mất năng lực hành vi dân sự 

Ở khoản 1 Điều 22 BLDS 2005 quy định: “khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự”. Tới khoản 1 Điều 22 BLDS 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự đã có sự thay đổi vượt bực đánh dấu sự đổi mới trong quá trình lập pháp của các nhà làm luật cụ thể như sau: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự”.

Khi so sánh BLDS 2005 với BLDS 2015 thì  BLDS mới đã có thay đổi lớn trong quy định về người mất năng  lực hành vi dân sự. Kết luận giám định mất năng lực hành vi dân sự phải là kết luận giám định pháp y tâm thần. Cụ thể: Một là chủ thể yêu cầu Tòa án tuyên, hủy bỏ quyết định. BLDS 2015 đã bổ sung “cơ quan, tổ chức hữu quan”; Hai là đã thay cụm từ “kết luận của cơ quan giám định” được thay bằng cụm từ “kết luận giám định pháp y tâm thần”.

 

Cấu trúc điều luật về thành niên, chưa thành niên       

Theo quy định tại BLDS 2005, thì người thành niên và người chưa thành niên được quy định tại một điều luật “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”. Việc quy định gộp hai chủ thể với hai mức năng lực hành vi dân sự hoàn toàn khác nhau vào một điều luật cho thấy đây là một quy định thiếu tính khoa học. Ngoài ra Điều 18 BLDS 2005 sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu đi quy định của Điều 19 “Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật này”. Qua sự phân tích trên cho thấy cấu trúc các điều luật không gọn gàng, các quy định của pháp luật trở nên dàn trải. Điều 20 của BLDS 2015 đã khắc phục vấn đề này bằng cách các nhà làm luật đã đưa các cá nhân có mức độ năng lực hành vi dân sự như nhau vào cùng một điều luật. Xét về mặt lập pháp thì việc các nhà làm luật quyết định gộp các quy định liên quan đến một nhóm đối tượng có mức độ năng lực hành vi dân sự như nhau vào cùng một điều luật làm cho điều luật dễ hiểu hơn.

Đặc biệt,  tại khoản 2 Điều 20 BLDS 2015 quy định về người thành niên: “Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này”. Trước đây, người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự. Hiện nay, Khoản 2 Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung thêm trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Đây là một bổ sung hợp lý và làm cho cấu trúc điều luật hoàn chỉnh hơn.

 

Giao dịch của người chưa thành niên       

Trong BLDS 2005 các quy định về người chưa thành niên được quy định riêng lẽ tại Điều 18, Điều 19; quy định về năng lực của người chưa thành niên từ đủ sáu đến chưa đủ 18 tuổi tại Điều 20; quy định về người không có năng lực hành vi dân sự tại Điều 21 đã được các nhà lập pháp đưa vào một điều luật tại Điều 21 của BLDS 2015. Từ đó mà tính liên kết của các quy định liên quan đến người chưa thành niên trong BLDS 2015 được thể hiện cao hơn.

Tại khoản 4 Điều 21 BLDS 2015 quy định “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”. Quy định này đã làm sáng tỏ quy định không rõ nghĩa bởi cụm từ “có bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” đảm bảo thực hiện nghĩa vụ ở đây là một phần hay toàn bộ nghĩa vụ; “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” tại khoản 2 Điều 20 của BLDS 2005 “Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

 

Khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi       

BLDS 2005 chỉ quy định trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Khoản 1 Điều 23 BLDS 2015 đã thừa nhận người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ khi tham gia giao dịch dân sự: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ”. Theo quy định này một người chỉ có thể được coi như người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi có quyết định đã có hiệu lực của Tòa án tuyên bố mất hoặc tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tại khoản 2 Điều 23 BLDS 2015 quy định người khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi đã được cụ thể hóa vào trong điều luật:  “Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.

Như vậy, Bên cạnh trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự như BLDS 2005 đã quy định, nay BLDS 2015 bổ sung thêm trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Dân sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *