Cấp giấy chứng nhận đầu tư công ty được thành lập dựa trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập mua lại doanh nghiệp

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Công ty luật DV Xingiaypheplà nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, hiện chúng tôi cung ứng dịch vụ tư vấn cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với Công ty được thành lập dựa trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập mua lại doanh nghiệp.

Mục lục bài viết

    Cơ sở pháp lý:

    – Luật Doanh nghiệp 2014

    – Luật Đầu tư 2014

    – Nghị định 78/2015/NĐ-CP

    – Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định 78/2015/NĐ-CP

    1. Hồ sơ chia/tách/hợp nhất doanh nghiệp bao gồm:

    1.1 – Văn bản đề nghị chia/tách/hợp nhất doanh nghiệp: Tham khảo Văn bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

    1.2 – Quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông về việc chia/tách/hợp nhất doanh nghiệp (bản chính).

    1.3 – Biên bản họp Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên), Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty Cổ phần) về việc chia/tách/hợp nhất doanh nghiệp (bản chính).

    1.4 – Điều lệ của doanh nghiệp bị chia/tách/hợp nhất (sao y bản chính của công ty).

    1.5 – Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp sau khi bị chia/tách/hợp nhất (người đại diện theo pháp luật, các thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập ký từng trang và trang cuối cùng).

    1.6 – Danh sách thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần kèm theo bản sao hợp lệ (có công chứng) giấy tờ chứng thực cá nhân đối với thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân; hoặc Bản sao Quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức kinh tế; bản sao hợp lệ (có công chứng) giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện ủy quyền và quyết định ủy quyền đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập.

    1.7 – Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư.

    1.8 – Báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị sáp nhập, bán doanh nghiệp.

    1.9 – Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền (đối với ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).

    1.10 – Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và cá nhân khác (đối với ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề)

    2. Hồ sơ sáp nhập/mua lại doanh nghiệp bao gồm:

    2.1 – Văn bản đề nghị sáp nhập/mua lại doanh nghiệp: Tham khảo Văn bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

    2.2 – Quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông về việc sáp nhập/mua lại doanh nghiệp (bản chính).

    3.3 – Hợp đồng sáp nhập/mua lại doanh nghiệp bao gồm những nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại; thủ tục và điều kiện sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; phương án sử dụng lao động; thủ tục, điều kiện và thời hạn chuyển giao tài sản, chuyển vốn, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập, mua lại; thời hạn thực hiện việc sáp nhập, mua lại; trách nhiệm của các bên (bản chính).

    2.4 – Điều lệ của doanh nghiệp bị sáp nhập/mua lại (sao y bản chính của công ty).

    2.5 – Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp sau khi bị sáp nhập/mua lại

    (người đại diện theo pháp luật, các thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập ký từng trang và trang cuối cùng).

    2.6 – Danh sách thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần kèm theo bản sao hợp lệ (có công chứng) giấy tờ chứng thực cá nhân đối với thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân; hoặc Bản sao Quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức kinh tế; bản sao hợp lệ (có công chứng) giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện ủy quyền và quyết định ủy quyền đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập.

    2.7 – Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư.

    2.8 – Báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị sáp nhập, bán doanh nghiệp.

    2.9 – Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền (đối với ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).

    2.10 – Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và cá nhân khác (đối với ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề).

    Mọi yêu cầu pháp lý về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư để mở doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được sự tư vấn, báo giá dịch vụ theo yêu cầu cụ thể của từng vụ việc:

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

    gọi:

    Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

    Quý khách hành có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với Chúng Tôi!

    Trân trọng./.

    Bộ phận luật sư doanh nghiệp – Minh Khuê

    ————————————–

    THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

    1. ;

    2. ;

    3. ;

    4. ;

    5. ;

    6. ;

    Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *