Cảnh sát cơ động có quyền phạt những hành vi vi phạm giao thông đường bộ nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn pháp luật giao thông đường bộ và quy định về pháp luật hành chính trong lĩnh vực dân sự như: Mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông và thẩm quyền của cảnh sát cơ động trong việc xử phạt giao thông đường bộ:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

2. Luật sư tư vấn: 

Thưa luật sư, trên đường đi về thành phố Vũng Tàu vào lúc 23h30 em bị dừng xe bởi một chốt với lý do kiểm tra hành chính. Sau khi em đã xuất trình đầy đủ giấy tờ thì các anh cảnh sát cơ động thông báo phạt em về lỗi gắn đèn chiếu sáng sai quy định. Vậy cho em hỏi là cảnh sát cơ động có được quyền phạt về lỗi như vậy không ạ? Xin chân thành cám ơn!

Với những thông tin quý khách cung cấp, chúng tôi chưa thể xác định chính xác hành vi vi phạm của quý khách như thế nào và trên loại phương tiện nào? (xe ô tô hay xe mô tô). Nên chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách những lỗi được quy định trong Nghị định số 46/2016/NĐ – CP để quý khách tham khảo và đối chiếu với trường hợp của mình.

Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có kính chắn gió hoặc có nhưng vỡ hoặc có nhưng không có tác dụng (đối với xe có thiết kế lắp kính chắn gió).
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó);

b) Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe;
b) Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng của xe không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật;
c) Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng;
d) Điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
đ) Điều khiển xe ô tô tải lắp thùng xe có kích thước không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; điều khiển xe ô tô vận chuyển hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm.

….

Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng;
c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;
b) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
c) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
d) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
đ) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.”

Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ của cảnh sát cơ động được quy định tại Điều 70 Nghị định số 46/2016/NĐ – CP như sau:

“Điều 70. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm a, Điểm d Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 5;
b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6;
c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d Khoản 3; Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 4; Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;
d) Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5 Điều 8;
đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12;
e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15;
g) Điều 18, Điều 20;
h) Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 6; Khoản 7 Điều 23;
i) Điều 26, Điều 29;
k) Khoản 4, Khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;
l) Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 68, Điều 69.”

Xét những căn cứ nêu trên thì cảnh sát cơ động không có thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với lỗi tại Điều 16 và Điều 17. Như vậy, cảnh sát cơ động không có thẩm quyền xử phạt lỗi không có gương chiếu hậu.

Thưa luật sư, Luật sư cho hỏi: tôi bị cảnh sát cơ động dừng xe yêu cầu kiểm tra hành chính lúc 9h30″ tối. Xe không gương chiếu hậu (ngoài ra không có dấu hiệu vi phạm nào khác) có đúng luật không? Xin cảm ơn Luật sư!

Theo điều 8, 9, 10 Thông tư 58/2015/TT-BCA về quyền hạn, đối tượng tuần tra, kiểm soát và việc kiểm soát của cảnh sát cơ động:
“Điều 8. Quyền hạn
1. Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.
2. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền.
3. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
4. Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
5. Sử dụng vũ khí, và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
6. Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.”
“Điều 9. Đối tượng tuần tra, kiểm soát
1. Đối tượng tuần tra gồm: khu vực,mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công.
2. Đối tượng kiểm soát gồm: người, phương tiện, đồ vật, tài liệu.”
“Điều 10. Tuần tra, kiểm soát công khai
1. Tuần tra, kiểm soát công khai gồm:
a) Tuần tra, kiểm soát cơ động;
b) Kiểm soát tại điểm, chốt trong khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát.
2. Trường hợp kiểm soát tại một điểm,chốt phải có kế hoạch, phương án được người có thẩm quyền phê duyệt.
3. Khi tuần tra, kiểm soát công khai phải sử dụng phù hiệu, trang phục theo quy định; sử dụngphương tiện giao thông hoặc đi bộ để tuần tra, kiểm soáttrong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công;sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vậtnghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợtheo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.”
Như vậy, cảnh sát cơ động có quyền kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát để đảm bảo an ninh, trật tự. Việc kiểm tra sau 22h đêm là nhiệm vụ cảnh sát cơ động được phân công nên cảnh sát có quyền kiểm tra hành chính, giấy tờ của quý khách. Nhưng nếu cảnh sát cơ động lập biên bản xử phạt đối với hành vi không có gương chiếu hậu thì không đúng quy định pháp luật. Điều này đã được phân tích trong tình huống nêu trên,

Rạng sáng ngày 10/11/2016, bạn của tôi có việc phải ra ngoài vào khoảng 2h sáng, đi thăm bà con. Trên đường về, bạn của tôi gặp một người bạn và có đứng lại nói chuyện vài câu thì bị cảnh sát cơ động bắt giữ và đưa về trụ sở, lưu ý rằng bạn tôi không uống rượu bia, không vi phạm giao thông và có mang theo chứng minh thư trên người. chỉ là bạn của bạn tôi có mang theo 1 số tiền khá lớn (32 triệu đồng, 3 điện thoại đi động và một số trang sức bằng vàng). Bạn tôi bị giữ lại cho đến khoảng 6h chiều ngày hôm đó mới được cho về, điện thoại và xe máy bị giữ lại. Sau đó bạn tôi bị gọi lên hỗ trợ điều tra nhiều lần, nhưng không có chứng cứ chứng minh bạn tôi vi phạm pháp luật, đến ngày hôm nay, 14/11/2016, bạn tôi bị yêu cầu mang giấy tờ xe lên để làm thủ tục nhận lại phương tiện. Nhưng khi mang giấy tờ lên thì bị giữ giấy tờ lại với lý do kiểm tra xe có thật sự của bạn tôi hay không và công an cũng yêu cầu ngày 16/11/2016 quay trở lại mới được nhận xe. Xin hỏi như vậy có đúng luật hay không? Nếu không thì chúng tôi phải làm gì và liên hệ với cơ quan nào để bảo đảm quyền lợi của bản thân. Chân thành cảm ơn.

Nghị định số 46/2016/NĐ – CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2016. Nhưng Điều 30 thì có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2017 có quy định về việc không làm thủ tục đăng ký sang tên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, trước ngày 01/01/2017, chưa áp dụng quy định về phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe. Cảnh sát giao thông không có quyền kiểm tra chủ phương tiện xe có phải chính chủ hay không khi không phát hiện lỗi vi phạm giao thông Như vậy, hành giữ giấy tờ xe lại với lý do kiểm tra xe có thật sự của bạn quý khách hay không khi không phát hiện lỗi của người điều khiển xe là trái quy định pháp luật, gây cản trở cho sinh hoạt, cho việc tham gia giao thông của người dân. Để bảo vệ quyền lợi của mình, quý khách có quyền đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của chiến sĩ cảnh sát cơ động theo hai hính thức khiếu nại sau:

Điều 8. Hình thức khiếu nại
1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng hoặc khiếu nại trực tiếp.
2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc tiếp nhiều người cùng khiếu nại thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này;
b) Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;
c) Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
5. Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật này.”

Chào luật sư. Nhà trường cháu bảo điều khiển xe gắn máy phải có chứng chỉ hoặc bằng học luật giao thông đường bộ, nhưng theo cháu tìm hiểu một số điều luật thì không thấy quy định về việc này. Xin luật sư tư vấn cho cháu được rõ ạ

Điều 58; Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”

Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.”

Như vậy, người lái xe tham gia giao thông phải đáp ứng đủ hai điều kiện sau:

– Đủ độ tuổi, sức khỏe khi điều khiển loại xe tương ứng được quy định tại Điều 60 trên và

– Có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển

Vì quý khách chưa cung cấp được những thông tin về loại xe quý khách sẽ điều khiển, độ tuổi của quý khách nên chúng tôi chỉ có thể tư vấn chung nhất cho mọi trường hợp. Quý khách vui lòng đối chiếu điều kiện của mình với hai Điều luật trên để thực hiện đúng quy định pháp luật. Lời giải thích trên của trường quý khách mới chỉ nêu được một điều kiện về giấy phép lái xe, còn thiếu một điều kiện khác về độ tuổi.

Luật minh khuê cho tôi hỏi: trường hợp xe mô tô vi phạm giao thông, nhưng xe không có giấy chứng nhận đăng ký xe, nếu không chứng minh được nguồn gốc xe, vậy xe tôi có bị tịch thu không. và bị tịch thu theo quy định nào. tôi xin cám ơn!

Hành vi điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định của người điều khiển xe mô tô được quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định số 46/2016/NĐ – CP như sau:

Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định;
b) Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này bị tịch thu còi;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều này bị tịch thu Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định;
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.”.
Điều 78. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
g) Khoản 3 Điều 17;”

Như vậy, với lỗi không có Giấy đăng ký xe thì người điều khiển xe sẽ bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt với mức phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng

Xin văn phòng luật sư cho tôi hỏi về nội dung sau đây: đối với loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ là xe xitec ( xe chở nhiên liệu) thì khi tham gia giao thông chấp hành ở mục quy định nào của luật hoặc nghị định, hoặc thông tư , tóm lại là các văn bản quy định có liên quan về lĩnh vực giao thông đường bộ, (xe tải hay xe chuyên dùng) vì có một thực tế rằng hiện nay khi xe chúng tôi (xe xitec) khi tham gia giao thông, cảnh sát giao thông nói rằng chỉ được chạy với tốc độ cho phép tối đa 60k/h ngoài khu dân cư, vì họ nói rằng xe chúng tôi là xe chuyên dùng. Nhưng lại có một mâu thuẫn đó là phù hiệu cấp cho xe chúng tôi là giống như các xe tải bình thường, mà khi xe chúng tôi chưa kịp được thì lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông lập biên bản sử phạt hành chính lái xe và tước giấy phép lái xe trong vòng 60 ngày, nếu chiếu theo quy định tại thông tư (nào đó như cảnh sát giao thông nói) thì quy định về tốc độ khi tham gia giao thông ngoài khu dân cư của xe tải trên 3,5 tấn là được 70km/h, còn đối với xe chuyên dùng, xe buýt, xe congten-no là 60km/h. Vậy việc lực lượng chức năng lập biên bản thiếu phù hiệu xe tải đối với xe chúng tôi và việc quy định tốc độ của xe chúng tôi thì theo cách hiểu của chúng tôi là đang có mâu thuẫn nghiêm trọng, đúng hay sai không phân biệt đựơc, và rõ ràng những vấn đề nêu trên không phải tự chúng tôi làm ra mà đều là quy định của nhà nước, vậy xin văn phòng luật sư hãy giải thích cho chúng tôi đựơc rõ, phù hiệu xe tải có ý nghĩa gì nếu cần thì đề xuất thêm để hoàn thiện luật, cứ thế này mỗi bên hiểu và làm một kiểu chỉ khổ chúng tôi không biết đường nào mà lân.(xin lưu tâm giúp ;văn phòng hãy xem xét hết các ý trong nội dung thắc mắc để giải thích cho đủ và phù hợp). Xin chân thành cảm ơn!

Khoản 2,3 Điều 3 Thông tư số 91/2015/TT – BGTVT giải thích về cụm từ xe cơ giới và ô tô chuyên dùng như sau:

“2. Xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
3. Ô tô chuyên dùng là ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng công dụng đặc biệt, bao gồm: Ô tô quét đường; ô tô hút chất thải; ô tô trộn vữa; ô tô trộn bê tông; ôtô bơm bê tông; ô tô cần cẩu; ô tô thang; ô tô khoan; ô tô cứu hộ giao thông; ô tô chuyên dùng loại khác như ô tô truyền hình lưu động, ô tô đo sóng truyền hình lưu động, ô tô kiểm tra và bảo dưỡng cầu, ô tô kiểm tra cáp điện ngầm, ô tô chụp X-quang, ô tô phẫu thuật lưu động.”

Như vậy, xe ô tô tải chở hàng không được liệt kê vào danh mục ô tô chuyên dùng. Đồng thời, tại Điều 7 Thông tư có quy định về xe cơ giới đã có đề cấp đến ô tô tải. Từ những phân tích trên, ô tô tải được xác định là một loại xe cơ giới, không phải xe ô tô chuyên dùng. Tốc độ tối đa cho phép của ô tô tải có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên trên đường bộ ngoài khu vực đông dân là 70 km/h đối với đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới và 80 km/h dối với đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên. 

Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra khái niệm về phù hiệu. Tuy nhiên, thông qua các quy định về phù hiệu trong Nghị định 86/2014/NĐ-CP và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT, có thể hiểu phù hiệu là một tờ giấy được gắn ở vị trí dễ quan sát trên kính chắn gió phía bên phải người lái xe. Trên đó thể hiện các thông tin sau: Loại xe, tên đơn vị , biển đăng ký xe, thời hạn, tên đơn vị Sở quản lý. Quy định về phù hiệu nhằm giúp các cơ quan nhà nước dễ dàng quản lý các phương tiện tham gia kinh doanh vận tải, giúp cơ quan nhà nước kiểm soát được các đơn vị kinh doanh vận tải có thực hiện đúng các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hay không. Bởi vì, để được cấp phù hiệu, đơn vị kinh doanh vận tải phải tiến hành các công việc sau:

– Xin Giấy phép kinh doanh vận tải;
– Tiến hành đăng kiểm theo quy định;
– Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn hợp quy;
– Sử dụng lái xe có Giấy phép lái xe phù hợp.

Trên đây là nhưng tư vấn và giải đáp pháp lý của , mọi vướng mắc vui lòng trao đổi trực tiếp với đội ngũ : , Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của quý khách hàng.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *