Căn cứ pháp luật xử phạt khi đi vào đường cấm ? Thẩm quyền xử phạt và áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trong khi thi hành nhiệm vụ, chiến sỹ cảnh sát giao thông đã phát hiện nguyễn văn h, 17 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh trên 50 cm3 vô ý đi vào đường cấm. A. Chiến sỹ cảnh sát đã phát hiện vi phạm hành chính của h phải thực hiện những công việc gì để xử lý hành vi vi phạm đó, nêu căn cứ pháp luật. B.

Xác định người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với h, nêu căn cứ pháp luật c. Trong trường hợp vi phạm của h không có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hành chính, thì người có thẩm quyền cần xử lý vi phạm hành chính đối với h như thế nào ? phải áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính nào đối với h, nêu căn cứ pháp luật ?

Người gửi : Dương Quỳnh Anh

 

Luật sư trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

    Điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cấm là hành vi vi phạm theo Nghị định 46/NĐ-CP. Thẩm quyền xử phạt của chiến sĩ CSGT trong trường hợp này được quy định tại Điều 70 Nghị định 46/NĐ-CP:

Điều 70. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

2. Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định này như sau:

a) Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ; các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường sắt được quy định tại Nghị định này;

    Điều 56 Luật Xử lý VPHC quy định:  

Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

Như vậy, đối với H là người điều khiển phương tiện có hành vi “đi vào đường cấm”, mức phạt tiền mà khoản 4 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định là từ 300.000-400.000 nghìn, vì H 17 tuổi – là người chưa thành niên nên mức phạt tối đa chỉ bằng ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên (Nếu H không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay) thì CSGT không lập biên bản mà ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Còn đối với chủ phương tiện có hành vi giao phương tiện hoặc để cho người không có đủ điều kiện theo quy định của nhà nước điều khiển xe tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng. Khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý VPHC quy định:

4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện thực hiện theo quy định tại Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

Điều 76. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

1. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính theo các Điểm, Khoản tương ứng của Điều 30 Nghị định này.

2. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện. Trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để bảo đảm cho việc xử phạt đối với chủ phương tiện.

    Để đảm bảo người vi phạm thực hiện nghĩa vụ nộp phạt, Luật Xử lý VPHC đưa ra biện pháp sau: Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền thì chiến sĩ CSGT có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến phương tiện cho đến khi người vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu người vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì CSGT có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp người vi phạm có địa chỉ rõ ràng, hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ lại phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi ngay số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *